Học giả Nguyễn Hiến Lê và cuốn sách “Bài học Israel – cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” năm 1968

Năm 1968, học giả Nguyễn Hiến Lê ra mắt cuốn sách “Bài học Israel – cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” với lời đề tựa:

“Tuổi trẻ thì nhất định nên học tinh thần Israel, chứ không phải tinh thần Âu Mỹ, cũng không phải tinh thần Nhật Bản. Nhật Bản bắt đầu canh tân cách đây đã một thế kỷ nên tôi không biết hiện tình nước ta ở vào cáì giai đoạn đã qua nào của họ, nhưng chắc là họ bỏ xa ta ít nhất sáu chục năm mả tinh thần của họ lúc này chẳng khác tinh thần Âu, Mỹ là mấy, sản xuất cho mạnh để vượt Pháp, Anh, đuổi kịp Mỹ, Canada. Bấy nhiêu cũng đáng quý đấy, nhưng chưa đủ và không hợp với hiện tình của ta, cho nên học Israel có lợi hơn là học Nhật Bản”


Cuốn sách “Bài học Israel – cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” của cụ Nguyễn Hiến Lê viết từ hơn nửa thế kỷ trước, đến nay vẫn đang được tái bản, qua đó người Việt ngày nay có thể hình dung về một dân tộc bất khuất đã lưu lạc hàng ngàn năm nhưng vẫn hẹn nhau về lập quốc. Ngay từ năm 1968, khi đó Israel chưa có tiềm lực mạnh mẽ và rõ ràng như ngày nay, nhưng căn tính của dân tộc Do Thái đã được thể hiện rất rõ nét và được chứng minh qua nhiều thành tựu, vì vậy Nguyễn Hiến Lê đã khẳng định người Việt nên học cái “tinh thần” của họ.

Lời giới thiệu cuốn sách này của Nguyễn Hiến Lê được nhà xuất bản ngày nay ghi lại như sau:

Không ai không biết, khi thế giới xem đất nước Israel là một quốc gia đi xâm lược thì họ đã chứng minh được, tâm niệm của mỗi người dân Isreal không phải sự xâm lược mà là họ thực hiện một cuộc chiến vì vận mệnh của dân tộc mình, sự hồi sinh vĩ đại của đất nước sau hơn 2000 năm bị áp bức. Và đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là trách nhiệm cao cả từ trẻ em đến người lớn, từ người lao động đến tri thức… Trải qua 4 cuộc chiến tranh lớn với các nước Arab cam go đã giúp họ biến một vùng đất chết hồi sinh trở lại. Chúng ta vẫn thường nhắc đến cái tên Isreal – một dân tộc thông minh nhất thế giới.

Tại sao được mệnh danh là quốc gia thông minh nhất? Với dân số 16,7 triệu người (năm 2016), chiếm khoảng 0,2% tổng dân số thế giới, phần lớn là ở Israel và Hoa Kỳ. Như vậy cứ khoảng 600 người trên thế giới thì có 1 người Do Thái. Nhưng chúng ta sẽ phải ngạc nhiên hơn thì vào khoảng giữa thế kỷ 19, có tới ¼ các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm. Một số tên tuổi lừng danh thế giới như Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch… đều là người Do Thái của đất nước Israel. Ngoài ra, dân tộc Israel đậm chất Do Thái: dân tộc Do Thái, văn hóa Do Thái, đất nước Do Thái, Đạo Do Thái. Một dân tộc duy nhất có 4 yếu tố hợp thành. “Bài học Israel – cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” sẽ là cuốn sách đáng có nhất trong tủ sách nhà bạn.

Có rất nhiều đáng học tập từ quốc gia Isreal

Bạn có muốn biết tại sao dân tộc Do Thái sau hai ngàn năm vong quốc, phiêu bạt khắp thế giới mà vẫn hướng về Jérusalem, hễ gặp nhau là chúc nhau “Sang năm về Jérusalem”; muốn hiểu tại sao một nhóm người rời rạc, ngôn ngữ bất đồng, huyết thống cũng khác xa nhau, mà lại đoàn kết với nhau, chống lại khối Ả Rập, chống lại với cả Anh để tái lập quốc gia của họ trên một dải đất nhỏ xíu và nguy hiểm đó, nguy hiểm bởi Israel quay lưng ra biển mà đương đầu với ba phía Ả rập, muốn hiểu điều đó thì phải hiểu qua lịch sử dân tộc Do Thái và những nỗi đau, tủi nhục mà họ phải chịu tủi nhục trong hai ngàn năm này.

Israel là đất nước duy nhất trên thế giới được định hình bởi 4 yếu tố mang đậm chất Do Thái

Dân tộc Do Thái, Đạo Do Thái, văn hóa Do Thái, Đất nước Do Thái là định hình cho đất nước Israel Đạo Do Thái là đạo có thời gian hình thành lớn thứ hai sau Đạo Hindu (ra đời cách đây khoảng 4000 năm). Và nhiều nghiên cứu đã nói rằng, đạo Do Thái là đạo độc thần – bởi chỉ thờ 1 vị chúa trời duy nhất. Không ai chối rằng, tinh thần tôn giáo đã giúp dân tộc Do Thái giữ được tinh thần chủng tộc, tinh thần quốc gia; bị lưu lạc khắp thế giới non hai chục thế kỷ mà họ hướng về miền đất hứa của mình. Điểm nổi bật nhất ở người Do Thái là họ thấy mục đích cao nhất của cuộc sống là sáng tạo, chứ không chỉ là kiếm tiền, và kiếm tiền cũng như sự giàu có của họ thực ra là hệ quả của các lao động sáng tạo chứ không phải mục đích mà họ theo đuổi. Văn hóa Do Thái cũng có những nét đặc trưng, mọi dấu vết của thời gian đã đi vào hư vô, duy chỉ còn lại Kinh Thánh Hebrew, món quà vô giá lớn nhất người Do thái cổ đại để lại cho văn minh nhân loại. Ngoài ra, tinh thần của người Do Thái cũng đã trở thành nguồn động lực cho mọi người trên thế giới bằng tinh thần quả cảm, sự tự tôn dân tộc và những bài học về sự hy sinh cao cả bảo vệ đất nước.

Giành thắng lợi ở nhiều chiến trận

Quốc gia Israel đã trải qua các cuộc chiến tranh thế giới thứ hai năm 1956, cuộc chiến tranh thế giới thứ ba năm 1967 và giành được những thắng lợi trên mặt trận ban đầu. Sự thành công đó nhờ vào: Israel có những người lãnh đạo tài giỏi: Quân số luôn là bất lợi của đất nước này, nhưng nếu không có một chiến lược đúng đắn, một hướng đi đúng thì chắc chắc chắn không có được sự thắng lợi như vậy. Đặc biệt, Moshé Dayan bộ trưởng Quốc phòng và Yitzhak Rabin, Tổng tham mưu trưởng Moshé Dayan đã ở trong quân đội Anh chiến đấu với Đức trong thế chiến thứ hai, rồi chỉ huy trong hai trận chiến thế giới thứ 2, thứ 3 toàn thắng. Đường đi nước bước của vị lãnh đạo tài ba này đã giúp rèn luyện quân sĩ thành thục để quyết hạ cho sự chiến thắng của dân tộc. Ngoài ra, sự huấn luyện kỹ lưỡng, tinh thần quân đội cao, chiến thuật tài tình, mới mẻ đã hạ gục được biết bao đối thủ.

Nền giáo dục tạo nên một xã hội thông minh nhất thế giới

Nếu chỉ số IQ trung bình của thế giới là 100 thì chỉ số trung bình của quốc gia này là 110, đối với thiên tài như Albert Einstein là 140, Isarel có thế lực mạnh về dân trí nên nền kinh tế phát triển thần tốc có thể là điều đương nhiên. Họ rèn luyện cho con cái khả năng quản lý tài chính và dạy con hiểu về giá trị đồng tiền khi còn nhỏ. Tuyên truyền thuyết Thai giáo học “Thai nhi là thiên tài” và phương pháp giáo dục cho trẻ từ 1- 6 tuổi trong kinh Toharan và kinh Talmudh của người Do Thái. Những người con của đất nước này đều biết chữ, đều phải học chữ, nhập ngũ cũng phải học, nằm trong bụng mẹ cũng phải học. Mục đích của giáo dục Israel là “tạo ra một xã hội xây dựng trên tự do, bình đẳng, khoan dung, tương trợ và nhân ái”. Một trong những bài học israel đáng học hỏi.

Sự phát triển kinh tế của Israel

Israel là một nước mới thành lập, lại rất nhỏ do đó sự phát triển kinh tế ban đầu gặp nhiều khó khăn, địch vây ba phía. Nằm giữa sa mạc, diện tích chỉ bằng 3 tỉnh lớn ở Việt Nam, chỉ ¼ diện tích có thể trồng trọt, thiếu nước triền miên, khoáng sản nghèo nàn,… Dân Do Thái hồi hương khắp nơi về phải lo tiếp nhận định cư cho họ, dạy dỗ họ,…Những yếu tố đó làm cản trở sự phục hồi kinh tế của quốc gia này trong một thời gian dài. Nhưng, lại bừng sáng lên bước đầu khi họ phát triển canh nông, quyết tâm làm hồi sinh lại một miền đã chết từ mấy ngàn năm bằng những phương pháp lạ lùng nhưng hiệu quả. Họ đào tạo những cán bộ, phổ biến các phương pháp canh tác cho từng người, thực hành mỗi ngày 6 giờ để kiểm nghiệm kết quả. Và càng bất ngờ khi diện tích đất canh nông được mở rộng gấp 2, lượng nước dẫn vào tăng gấp 5, họ biến những bai sa mạc thành những vườn trái cây, vườn rau, trang trại chăn nuôi như một thảo nguyên vậy. Đấy chỉ là bước đầu sơ khai sau khi những trận chiến kết thúc và người Do Thái hồi hương về quê nhà.

Kibboutz – nhân bản đất nước Israel

Kibboutz còn gọi là nông trường cộng đồng, gồm vài trăm người tự ý sống với nhau, cùng làm, cùng ăn, cùng hưởng quyền lợi như nhau, y như một gia đình, nhu cầu của mỗi người được cộng đồng chu cấp, như một hình thức cộng sản tự do. Người Israel đã xây dựng các Kibboutz của mình dựa trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng. Tại đó, một lối sống cộng đồng được thiết lập một cách khoa học. Nhờ có những cộng đồng với tinh thần đoàn kết rất cao trong kibboutz, Israel mới tạo ra được sức mạnh để khai phá những khu vực đất đai khô cằn và khắc nghiệt nhất nhì trên thế giới như sa mạc Neguev hay vùng biển Chết. Sự tồn tại và phát triển của mô hình các kibboutz không chỉ chứng minh cho tính khoa học và hợp lý của nó, mà quan trọng hơn nó còn là một bằng chứng sống cho tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm khôi phục lại đất nước của dân tộc Do Thái. Còn rất nhiều điều mà chúng ta nên biết và học hỏi ở dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường mạnh mẽ này. Và một cuốn sách nhỏ nói lên vô số điều đó chính là “Bài học Israel cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” của tác giả Nguyễn Hiến Lê.

Không quá xa lạ với cụ Nguyễn Hiến Lê, một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,… Với tác phẩm “Bài học Israel cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” là cuốn sách mà cụ gửi gắm đến các thế hệ sau và khuyên “còn tuổi trẻ thì nhất định nên học tinh thần Israel, chứ không phải tinh thần Âu Mỹ, cũng không phải tinh thần Nhật Bản”.

Cuốn sách “Bài học Israel cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” không chỉ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá hệ thống về lịch sử dân tộc Do Thái, mà quan trọng hơn, thực tế hơn nó còn là một công trình khảo cứu về đất nước Israel từ khi được thành lập đến năm 1968. Một đất nước mà chỉ với hơn nửa triệu dân từ khi lập quốc đã dám đứng ra đương đầu với cả thế giới Arab thù địch xung quanh. Thế giới sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng, một đất nước vừa mới được thành lập với cơ cấu dân cư phức tạp hơn bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới lại có được một tinh thần đoàn kết chiến đấu như vậy. Những người Do Thái trở về từ nước Nga Xô viết, từ Ba Lan lại sẵn sàng chung sức cùng với những người đến từ Anh, Pháp, Hoa Kỳ,… trong cuộc chiến sống còn.

Với nhiều dẫn dắt giới thiệu những tấm gương mạo hiểm, chiến đấu, kiên nhẫn, hi sinh đáng cho ta noi theo; có nhiều kinh nghiệm về việc định cư, về việc khuếch trương giáo dục, canh nông, về cách tổ chức các cộng đồng đáng cho ta học. Nhưng đáng quý hơn là họ đã gián tiếp vạch cho ta thấy cái hại của thực dân và chứng tỏ cho ta tin tưởng rằng chỉ trên nửa triệu người cũng có thể thắng thực dân. Họ bị cả thế giới coi là một bọn mất gốc, lang thang, ti tiện; vậy mà khi Herzl hô hào người Do Thái đã phải tự cứu lấy mình, thì họ đã tự biết cứu lấy họ. Thực dân nào, bất kỳ đông hay tây, cũng chỉ nghĩ tới quyền lợi của họ trước; còn có lợi cho họ thì họ giúp, hết lợi thì họ bỏ và đàn áp. Do Thái bị Anh bỏ, rồi Liên Xô bỏ, Ai Cập bị Mỹ bỏ rồi Liên Xô bỏ; cả bán đảo Ả Rập là nơi họ tranh giành ảnh hưởng đến nhau. Nhưng trên nửa triệu dân Do Thái đã quyết tâm phục hồi quốc gia thì thực dân Anh cũng phải chịu thua mà Liên Xô cũng không dám ăn hiếp họ. Họ tự coi là một dân tộc thì thực dân đành phải nhận họ là một dân tộc. Phải là một dân tộc có thực lực, có bản lĩnh cao, có tài chống đỡ giỏi thì mới có thể thoát ra khỏi được các vòng vây đó.

Cấu trúc cuốn sách đi theo chiều dài lịch sử của Israel từ lúc sơ khai đến lúc dân tộc đoàn tụ. Bố cục cuốn sách giới thiệu cho người đọc một lộ trình lịch sử và đúc kết những bài học, sự thành công, nguyên nhân thành công, khó khăn và những nguyên nhân khó khăn của đất nước Israel. Nội dung gồm 3 phần với 12 chương, để người đọc có thể hiểu về Isreal – một dân tộc mất tổ quốc đã 2000 năm, phiêu bạt khắp thế giới, ăn nhờ ở đậu các dân tộc khác, tới đâu cũng bị hắt hủi, nghi kỵ, chịu đủ những cảnh thảm nhục, tàn sát sao không tưởng tượng nổi; chính vì chịu những thảm nhục tàn sát đó mà trong sáu bảy chục thế hệ, dù ở bất kỳ nơi đâu cũng giữ được truyền thống tôn giáo, vẫn hướng về quê hương, và đấu tranh giành được tự do cho dân tộc mình.

Về tác giả Nguyễn Hiến Lê:

“Tôi sinh ra và lớn lên ở ngõ Phất Lộc, trông ra bờ sông Nhị Hà. Ngõ rộng độ hai thước, dài độ hai trăm thước, mươi căn nhà dồn vào ngõ hẹp thấp hơn mặt đường đến một thước mà ngày cũng như đêm đều tối om om. Đã không có gì đẹp lại còn bẩn thỉu nữa… Bên ngoài, trên đường Bờ Sông, gần ngõ Phất Lộc có một cái đình không biết thờ vị thần nào mà kiến trúc rất đơn sơ. Hai cánh cửa gỗ luôn đóng kín, trên mái cổng tam quan có đắp một bầu rượu khá lớn nằm giữa hai con rồng uốn khúc châu đầu vào. Thuở bé, tôi được theo bà ngoại vào đình mấy lần, tôi thấy bên trong là một khoảng sân rộng vắng ngắt. Tuy vậy, mà quang cảnh lạnh lẽo trầm mặc thâm u của ngôi đình bỗng nhiên len sâu trong tâm tư tôi những khi ngồi học trong lớp, hoặc những khi tôi đến chơi nơi nào đông vui là tôi lại chạnh nghĩ đến ngôi đình, nhớ đến bà ngoại tôi. Nhất là sau ngày cha tôi và bà ngoại tôi vĩnh viễn ra đi trong cái ngõ hẹp tối tăm ấy…”

Đó là lời tự bạch của học giả Nguyễn Hiến Lê. Ngày nay Sài Gòn đã có một đường mang tên Nguyễn Hiến Lê để tưởng lệ những đóng góp của ông với văn hoá dân tộc. Bây giờ thì sách của đã được tái bản với lượng in hàng vạn bản, xếp đầy các giá ở những hiệu sách lớn. Nhưng hình như rất nhiều người Hà Nội vẫn còn chưa được biết ông chính là đứa ở của đất Kẻ Chợ Thăng Long và tên tuổi ông gắn chặt một với cái ngõ nhỏ thân yêu tự thuở thơ ấu. Ngày 22/12/2004 là kỷ niệm lần thứ 20 ngày mất nhà văn gốc Hà Nội – Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê. Sinh năm 1912, cùng năm với Hàn Mạc Tử, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, nhưng hình như định mệnh đã ưu ái với ông hơn, ông đã được sống và làm việc cách đều đặn, vì chỉ mất vào năm 1984, vì tuổi già. Song ở một khía cạnh khác, hình như định mệnh lại cũng thách ông, như một nhà văn đã viết: trong làng văn nước nhà, có lẽ không ai dự bị vào nghề lâu như anh: trên mười năm trời…”. Cả một thời gian rất dài, mặc dù sách ông làm ra đã ấn hành rất nhiều, tên tuổi ông vẫn không mấy được nhắc đến. Trong cuốn Từ điển văn học, hai tập, hàng nghìn trang in khổ lớn, xuất bản 1984, không thấy một dòng nào dành cho ông. Riêng ở Hà Nội, mươi năm trở lại đây, khi hàng loạt sách của ông được bản, người đọc bình thường mới dần làm quen với tên một nhà văn, một học giả: Nguyễn Hiến Lê và có lẽ cũng còn rất ít ai biết nhà văn vốn sinh ra và trưởng thành tài từ Hà Nội.

Một lần, vào năm 1978, một nhà văn trẻ, trong khu tài liệu cho một cuốn tiểu thuyết lịch sử về thành Thăng Long, đã vào Sài Gòn, tìm đến tận nhà thăm ông và xin được ông chỉ giáo. Qua câu chuyện khá dè dặt của một con người thận trọng, trầm tĩnh, nhà văn trẻ được biết ông đang cố gắng để hoàn thành một sự nghiệp với khoảng một trăm tên sách với trung bình 800 trang bản thảo đều đặn mỗi năm, như một người bạn gần gũi, ông đã viết trong một chân dung văn học, toàn bộ tác phẩm của ông ước đến mấy mươi nghìn trang in. Nào bút ký văn học. Nào khảo luận. Nào nghiên cứu. Nào dịch thuật… Một sức lao động thật kinh ngạc và đáng cho bất cứ một ai cũng phải kính trọng, khâm phục.

Lời tựa cuốn sách “Bài học Israel”

Nguyên văn lời tựa của Nguyễn Hiến Lê trong lần xuất bản sách đầu tiên năm 1968:

Một sinh viên Việt Nam học ở ngoại quốc viết thư cho tôi, bảo: “Người mình hồi trẻ học tinh thần của Do Thái, hồi già nên học tinh thần của Ấn Độ”.

Phải lắm. Về già nên có tinh thần Ấn Độ, tức tinh thần Phật giáo. Tôi thích tinh thần Lão giáo hơn. Khó tưởng tượng được Đức Thích Ca mà đặt một em bé trên đùi rồi vuốt ve mái tóc tơ, cặp má mịn của nó: còn Lão Tử thì rất có thể xốc nách một em tung tung nó lên cho nó cười sằng sặc, hoặc nắm tay nó mà giung giăng giung giẻ dưới bóng hoàng lan quanh một bãi cỏ. Nhưng Phật hay Lão thì cũng vậy.

Còn tuổi trẻ thì nên học tinh thần Israel, chứ không phải tinh thần Âu Mỹ, cũng phải tinh thần Nhật Bản. Nhật Bản bắt đầu canh tân cách đây đã một thế kỷ nên tôi không biết hiện tình nước ta ở vào cáì giai đoạn đã qua nào của họ, nhưng chắc là họ bỏ xa ta ít nhất sáu chục năm mả tinh thần của họ lúc này chẳng khác tinh thần Âu, Mỹ là mấy, sản xuất cho mạnh để vượt Pháp, Anh, đuổi kịp Mỹ, Canada. Bấy nhiêu cũng đáng quý đấy, nhưng chưa đủ và không hợp với hiện tình của ta, cho nên học Israel có lợi hơn là học Nhật Bản.

Tôi dùng tiếng học ở đây theo cái nghĩa của Khổng Tử: trạch kỳ thiện giả, kỳ bất thiện giả. Vì Israel không phải luôn luôn làm cho thế giới cảm phục. Tôi không ưa những trang sử năm 1956 của họ. Đành rằng Ai Cập vẫn thường khiêu khích Israel, coi họ là kẻ thủ, nhưng lúc đó Ai Cập chỉ lo hất chân Anh, Pháp ra khỏi kênh Suez mà Israel tự nguyện làm tay sai cho Anh Pháp, ngấm ngầm âm mưu với Anh Pháp để thừa lúc bất ngờ, ồ ạt tấn công Ai Cập thì của chiến thắng họ càng rực rỡ bao nhiêu, thế giới càng ghét họ bấy nhiêu. Nhưng lỗi của họ một phần thì lỗi của thực dân Anh Pháp tới ba.

Đó là một trong vài cái “bất thiện” của họ. Còn nhũng cái thiện của họ thì khá nhiều mà trong cuốn sách này tôi sẽ ráng trình bày với độc giả.

Họ có những tấm gương mạo hiểm, chiến đấu, kiên nhẫn, hy sinh cho ta noi: có nhiều kinh nghiệm về việc định cư, việc khuếch trương giáo dục, canh nông, về cách tổ chức các cộng đồng, cho ta học.
Nhưng đáng quí hơn hết là họ gián tiếp vạch cho ta thấy cát hại của thực dân và chứng tỏ cho ta tin rằng chỉ trên nửa triệu người cũng có thể thắng thực dân được. Họ bị cả thế giới coi là một bọn mất gốc, lang thang, ti tiện, vậy mà khi Herzl hô hào người Do Thái phải tự cứu lấy mình, thì họ đã biết tự cứu lấy họ.

Thực dân nào, bất kỳ Đông hay Tây, cũng chỉ nhắm cốt quyền lợi của họ trước hết: còn có lợi cho họ thì họ giúp, hếl lợi thì họ bỏ và đàn áp. Do Thái bị Anh bỏ rồi Nga bỏ, Ai Cập bị Mỹ bỏ rồi Nga bỏ; cả bán đảo Ả Rập là nơi họ tranh giành ảnh hưởng với nhau. Nhưng trên nửa triệu dân Do Thái đã quyết tâm phục hồi quốc gia thì thực dân Anh cũng phải chịu thua mà Nga cũng không dám ăn hiếp họ. Họ tự coi họ là một dân tộc thì thực dân đảnh phải nhận họ là một dân tộc.

Càng đọc lịch sử thế giới tôi càng thấy đi theo thực dân thì luôn luôn lợi bất cập hại. Phải là một dân tộc có thực lực, có bản lãnh cao, có tài chống đỡ giỏi thì mới có thể hỏi bị họ lợi dụng nhưng nếu lỡ mà gắn bó với họ thì không sớm thì muộn, thực nào cũng khốn đốn, điêu tàn với họ. Còn các nước nhược tiểu thì chỉ được đem thân ra làm quân tốt thì cho họ trên bàn cờ quốc tế. Có lẽ chính Israel cũng hiểu như vậy nên năm 1967 họ đòi trực tiếp thương thuyết với khối Ả Rập, không muốn Nga, Mỹ làm trung gian. Nội một điều này cũng đủ cho chúng ta suy nghĩ.

Từ sau thế chiến thứ nhì đến nay, cường quốc nào cũng đua nhau chế tạo võ khí cho thật tinh xảo, có sức mạnh tàn phá mỗi ngày một khủng khiếp.
Năm nào cũng có những phát minh mới, thành thử vũ khí nào tối tân nhất cũng chỉ ít năm hoá ra cổ lỗ. Vậy thì hàng núi vũ khí cũ họ dùng vào đâu? Họ có liệng xuống biển không, có phá huỷ không, hay phải tìm cách “tiêu thụ”, mà tiêu thụ ở đâu? Có ở trên đất họ không?

Cho nên cứ lâu lâu trên báo báo, ta được đọc những lời tuyên bố thực lạ lùng, hoặc nhiều nước lo hoà bình mà vãn hồi ở một nước khác thì kinh tế nước minh sẽ nguy, hoặc nuôi một ngưòi lính còn đỡ tốn hơn nuôi một người thợ thất nghiệp, hoặc nước nọ lâm chiến mà không muốn cho tướng của mình yhắng trận, cung cấp cho Đồng minh của mình toàn những khí giới cổ lỗ, đành rằng thân phận bi đát của các nước nhược tiểu chúng ta có khi do tình thế bắt buộc, không thể không đứng vào phe nảy hay phe khác, nhưng lắm lúc ta tự hỏi giá non một phần tư thế kỷ nay, dân tộc ta không bị lôi kéo vào phe nào cả, tự lực trồng lúa lấy mà ăn, dệt vải lấy mà bận, can đảm sống lối sống riêng của mình, hoà thuận nhau, bao dung nhau, không ai giàu quá, không ai nghèo quá, chẳng cần Ti vi, máy lạnh, những phim cao bồi, những nhạc bo bốp… thì lúc này đây, trên những đồng quê mơn mởn của chúng ta, tất vang lên tiếng hò, tiếng hát, chứ đâu có tan tành, hoang tàn, thấm đầy máu, vùi đầy xương như vầy!

Độc giả sẽ trách tôi là không tưởng. Tôi không dám cãi, nhưng dân Do Thái đã cho tôi thấy vài cái không tưởng trở thành hiện tượng, chỉ nhờ họ biết đoàn kết với nhau, hiểu rằng không thể tin gì ở thực dân. Ai cũng biết rằng đoàn kết thì việc gì cũng thành, thì thực dân nào cũng phảt ngán.

Vậy thì sỡ dĩ chúng ta cho là “không tưởng” chỉ vì không biết đoàn kết chăng? Chính sự đoàn kết là “không tưởng” chăng?

Tôi lại nghiệm thấy có lãnh tụ tài ba, đức hạnh thì dân tộc nào cũng biết đoàn kết, thiếu lãnh tụ tài ta, đức hạnh thì dân tộc nào cũng tan rã. Trần Hưng Đạo cầm quân thì toàn quân như một, ai cũng căm sự tàn bạo của quân Nguyên; Lê LợI dấy binh thí toàn dân như một, ai cũng hận thói thâm hiểm của triều Minh. Tôi muốn trình với độc giả bài học của Do Thái mà vô tình trở về bài học của tổ tiên. Điều đó làm cho tôi phấn khởi.

Vậy rốt cuộc chỉ vì chúng ta thiếu lãnh tụ, mà vị nảo làm cho toàn dân hiểu được cái thảm hoạ của thực dân (bấl kỳ thực dân dân nảo) rồi đồng lòng tự lực sống đời sống của mình, không nhờ vả ai, dù phải gian lao chịu đựng hàng chục năm, vị đó sẽ được làm lãnh tụ dân tộc. Tôi cầu nguyện cho vị đó xuất hiện. Chỉ lúc đó, dân tộc ta mới có một tương lai sáng sủa vẻ vang, còn theo gót người thì không sao ngửng đầu lên được.

Sài gòn ngày 10-6-1968

Viết một bình luận