Bộ sưu tập hình ảnh hiếm về Tết Trung Thu ngày xưa

Không thể biết chính xác Tết Trung Thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và nó có sự biến đổi liên tục qua nhiều giai đoạn thăng trầm của thời gian. Chúng ta hãy cùng ngắm nhìn lại những hình ảnh về Tết Trung thu xưa để thấy được những phai nhạt đã loang dần theo năm tháng của những phong vị ngày xưa trong ngày tết truyền thống này.

Hình ảnh trung thu ở Hà Nội năm 1916:

Những Đèn lồng, đèn cá chép, đèn kéo quân luôn làm những đứa trẻ thèm thuồng. Những đầu lân, đầu sư tử các đèn lồng nan tre phết giấy bóng kính, làm theo các hình con cá, ông sao, bánh ú… Ngoài ra còn đèn xếp, đèn quả bưởi, đèn kéo quân… Rồi những con giống, làm bằng bột cắm lông gà nhuộm màu sặc sỡ, cũng là nét đặc thù của Tết Trung Thu của người Việt.

Hình ảnh trung thu ở Hà Nội năm 1926:

Có lẽ điều hấp dẫn đối với lũ trẻ xưa là đứng nhìn những người thợ đóng bánh ngoài quầy tạo nên những âm thanh rộn ràng khi khuôn bánh gõ mạnh trên mặt bàn theo những nhịp điệu rất đặc trưng trên đường phố. Những cửa tiệm quanh chợ bắt đầu trang trí, bày biện các mặt hàng để sửa soạn cho Tết trung thu. Đám con trẻ thời ấy háo hức lạ kỳ với Tết trung thu, chúng bị cuốn hút bởi các thú vui truyền thống, mộc mạc nhưng tinh tế của dịp lễ cổ truyền này.

Hình ảnh trung thu ở Hà Nội năm 1928:

 

 

Hình ảnh cơi trung thu ở Hà nội năm 1951-1952:

Múa lân cũng là một trong những trò chơi thuở thơ ấu của bao thế hệ người Việt vào các ngày Tết, và không thể thiếu trong Tết Trung Thu.

Đầu lân đủ cỡ, đủ loại, và hình dáng khác nhau. Múa cùng với lân là ông địa bụng phệ phe phẩy cái quạt nan. Tiếng trống, tiếng hò reo, tiếng bước chân, và vũ điệu của sư tử, cứ rạo rực, cuốn hút không biết bao người.

Hà Nội 1955

chuyenxua.net biên soạn

Viết một bình luận