Bộ ảnh rõ nét chụp cảnh đường Catinat (Tự Do – Đồng Khởi) năm 1950

Mời các bạn xem lại một số hình ảnh chụp đường Catinat thời điểm năm 1950, hình ảnh của nhiếp ảnh gia huyền thoại Carl Mydans – tạp chí ảnh LIFE.

Đây là con đường nổi tiếng Sài Gòn đã đượᴄ người Pháp thiết lập ngay từ lúᴄ họ bắt đầu quy hᴏạᴄh νà xây dựng nơi này thành một đô thị kiểu phương Tây, νà Catinat cũng là ᴄᴏn đường đượᴄ tráng nhựa đầu tiên ᴄủa Sài Gòn. Sau đó không lâu, nó nhanh ᴄhóng trở thành trung tâm sinh hᴏạt thương mại ᴄủa thành phố.

Đường Catinat vốn có sẵn trước khi Pháp chiếm được Gia Định. Khi người Pháp quy hoạch thành phố Sài Gòn, họ đặt tên cho con đường này là số 16, sau đó chính thức mang tên Catinat. Đây là tên của chiếc hộ tống hạm từng tham gia vào cuộc tấn công Đà Nẵng của liên quân Pháp – Tây Ban Nha năm 1858 và Sài Gòn năm 1859 (con tàu này vốn được đặt tên theo tên của thống soái Pháp thế kỷ 17 là Nicholas de Catinat).

Từ năm 1955, đường Catinat đổi tên thành đường Tự Do, và từ năm 1975 tới nay mang tên Đồng Khởi.

Thời điểm những tấm ảnh này được chụp, Sài Gòn là thủ đô của chính thể Quốc Gia Việt Nam của Quốc trưởng Bảo Đại, thời thủ tướng Trần Văn Hữu.

saigon-1950-th-tng-trn-vn-hu-photo-by-carl-mydans-16544645577-o
Thủ tướng Trần Văn Hữu

Lúc này Quốc Gia Việt Nam đang bắt đầu được một số nước công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, được gia nhập các tổ chức quốc tế, và cũng được Pháp chuyển giao lại một số quyền xuất nhập cảnh, quan hệ ngoại giao, ngoại thương, hải quan và tài chính, dựa theo Hiệp định Élysée ký năm 1949.

saigon-1950-rue-catinat-photo-by-carl-mydans-16645813126-o
saigon-1950-rue-catinat-photo-by-carl-mydans-16645813106-o

Số nhà ở Sài Gòn thường được đánh số tính từ sông Sài Gòn, vì vậy vị trí nhà thờ được xem là điểm kết thúc của đường Catinat (đường Tự Do):

saigon-1950-cathedral-photo-by-carl-mydans-16650945896-o
saigon-1950-cathedral-photo-by-carl-mydans-16650945786-o
saigon-1950-cathedral-photo-by-carl-mydans-16650945776-o
saigon-1950-cathedral-photo-by-carl-mydans-16650945766-o
saigon-1950-cathedral-photo-by-carl-mydans-16489300028-o
saigon-1950-cathedral-photo-by-carl-mydans-16489299938-o
saigon-1950-cathedral-photo-by-carl-mydans-16489299928-o
saigon-1950-cathedral-photo-by-carl-mydans-16489299918-o
saigon-1950-cathedral-photo-by-carl-mydans-16489299778-o
saigon-1950-rue-catinat-photo-by-carl-mydans-16489299668-o

Quảng trường phía trước Nhà thờ Đức Bà. Ban đầu trên phần đế có tượng đài giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Behaine) dắt tay Hoàng tử Cảnh (trưởng nam của chúa Nguyễn Ánh), thể hiện một sự kiện lịch sử là Bá Đa Lộc dẫn Hoàng Tử Cảnh sang Pháp cầu viện vào năm 1784. Tuy nhiên bức tượng này bị giật đổ vào cách mạng tháng 8 năm 1945, chung số phận với nhiều tượng đài khác. Thời điểm hình này được chụp (1950), chỗ này chỉ còn phần đế để trống, tới năm 1959 thì tượng Đức Bà Hòa Bình được đặt trên phần đế cũ, từ đó quảng trường này được gọi Công trường Hòa Bình.

saigon-1950-place-de-la-cathdrale-qung-trng-nh-th-c-b-photo-by-carl-mydans-16670425621-o

Sau đây là một số hỉnh ảnh trên đường Catinat, có thẻ là những người đi xe đạp diễu hành, đoạn đi qua ngã tư Catinat – Espagne (nay là Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn).

saigon-1950-rue-catinat-ng-t-t-do-l-thnh-tn-photo-by-carl-mydans-16485623939-o

Cảnh sát công lộ đang điều khiển giao thông, đứng ngay chính giữa ngã tư. Tòa nhà nằm góc ngã tư trong hình này là khách sạn Alfana.

saigon-1950-rue-catinat-photo-by-carl-mydans-16051851793-o

Đoàn xe đang chuẩn bị đi ngang qua vườn P.Pages (sau này là công viên Chi Lăng)

saigon-1950-rue-catinat-photo-by-carl-mydans-16051851783-o
saigon-1950-rue-catinat-ng-t-t-do-l-thnh-tn-photo-by-carl-mydans-16485624049-o

Tòa nhà phía sau là khách sạn Alfana nằm ở góc ngã tư. Thời gian sau này khách sạn này xây lại một tòa nhà khác có 5 tầng.

saigon-1950-rue-catinat-ng-t-t-do-l-thnh-tn-photo-by-carl-mydans-16485624039-o

saigon-1950-rue-catinat-photo-by-carl-mydans-16051851943-o

Đoàn xe tiếp tục đi qua khỏi ngã tư Catinat với đường Grandière (sau 1952 là đường Gia Long, nay là Lý Tự Trọng). Chỗ có nhiều cây đằng sau đoàn xe là vườn P.Pages (công viên Chi Lăng).

Tòa nhà trong hình này (được gọi là Tòa nhà Catinat) ngày nay vẫn còn (cho thuê bar và cà phê Cộng) sau gần 100 năm được xây dựng. Nó được xây năm 1926, hoàn thành năm 1927, thuộc sở hữu của Công ty Bất động sản Đông Dương SUFIC.

Tòa nhà có 5 tầng, là một trong những công trình kiến trúc đầu tiên được xây dựng theo phong cách art deco, mở đầu cho trào lưu kiến trúc này ở Sài Gòn, đẩy lùi phong cách tân cổ điển vốn rất thịnh hành trước đó.

Trong quá trình đào móng sâu để xây dựng tòa nhà này, người ta đã khám phá ra một dấu tích của tường thành cũ, là phần còn lại của cổng thành Gia Định đã được xây từ năm 1790. Khi được xây xong, tòa nhà này nhắm tới những khách hàng cao cấp. Trong thập niên 1930, tòa nhà này cho thuê làm văn phòng của các đồn điền cao su, văn phòng du lịch. Trong đó góc đẹp nhất ở tầng trệt thì cho các nhà hàng, cà phê thuê lại.

Tuy nhiên, vị khách nổi tiếng nhất của tòa nhà này chính là lãnh sự quán Hoa Kỳ, khi họ thuê tại đây vào đầu những năm 1930. Cho đến năm 1941, sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, tất cả các nhà ngoại giao Mỹ bị trục xuất khỏi Đông Dương. Khi người Mỹ quay trở lại đây vào năm 1945, lãnh sự quán Hoa Kỳ đã đặt trụ sở tại tòa nhà số 4 Guynеmеr, sau đó thành đường Võ Di Nguy, nay là Hồ Tùng Mậu.

Ngay bên cạnh tòa nhà này là chung cư Pittman tại số 22 Gia Long, là một vị trí nổi tiếng của Sài Gòn thời điểm tháng 4 năm 1975. Có lẽ là khi đặt lãnh sự quán tại đây vào thập niên 1930, người Mỹ cũng mua lại nhà Pittman ngay bên cạnh. Thập niên 1960, đây là nơi ở của các nhân viên CIA. Đến tháng 4 năm 1975, trên nóc tòa nhà số 22 Gia Long này được gọi là “nóc nhà di tản” với những tấm hình nổi tiếng được chụp lại.

Sau năm 1975, tòa nhà này cho các đơn vị kinh doanh hàng quán thuê lại cho đến nay.

saigon-1950-rue-catinat-photo-by-carl-mydans-16051851953-o

Vừa qua khỏi tòa nhà Catinat là tới chỗ nhà bót Catinat nổi tiếng, nằm chiếm chọn một quãng đường Catinat, từ Grandière (Gia Long) tới đường Taberd (Nguyễn Du).

saigon-1950-rue-catinat-photo-by-carl-mydans-16051851983-o

Đây vốn là kho bạc cũ, sau đó có thời gian thành nơi tạm giam, gọi là bót Catinat, trước khi trở thành trụ sở Bộ Nội vụ VNCH. Ngày nay, đây là trụ sở của Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch.

saigon-1950-rue-catinat-photo-by-carl-mydans-16051851973-oMột số hình ảnh quán cà phê dưới mái hiên của Continental Palace:

saigon-1950-rue-catinat-caf-va-h-htel-continental-photo-by-carl-mydans-16645813426-o

Tầng trệt của khách sạn hạng sang Continental là nhà hàng và quán café có thể ngồi lấn ra vỉa hè, phong cách rất giống với những quán ở Châu Âu, là nơi tập trung của tầng lớp quý tộc, thượng lưu, mà hầu hết là những khách nước ngoài lưu trú tại khách sạn.

saigon-1950-rue-catinat-caf-va-h-htel-continental-photo-by-carl-mydans-16645813346-o
saigon-1950-rue-catinat-caf-va-h-htel-continental-photo-by-carl-mydans-16485623929-o
saigon-1950-rue-catinat-caf-va-h-htel-continental-photo-by-carl-mydans-16485623799-o
saigon-1950-rue-catinat-caf-va-h-htel-continental-photo-by-carl-mydans-16485623579-o

chuyenxua.net biên soạn

Viết một bình luận