Mời các bạn xem lại hình ảnh, cuộc sống của người Sài Gòn hơn 70 năm trước, hình ảnh của nhiếp ảnh gia huyền thoại Carl Mydans – tạp chí ảnh LIFE.
Đa số những tấm ảnh này được chụp ở xung quanh chợ Bến Thành (lúc đó người ta thường gọi bằng cái tên chợ Sài Gòn) và xung quanh Chợ Cũ (đường Somme, nay là Hàm Nghi):
Một số hình ảnh khác chụp phụ nữ Sài Gòn đi chợ Sài Gòn:
Hình ảnh hai vợ chồng và chiếc xe đạp Peugeot đi trên đường de Gaulle (sau 1952 là đường de Lattre de Tassigny, sau 1955 là đường Công Lý, sau 1975 là đường NKKN), đoạn phía trước Tòa Án.
Hình ảnh xích lô máy xếp hàng chờ khách ở trước chợ Sài Gòn:
Lúc này, về mặt hình thức, chính thể Quốc Gia Việt Nam đang quản lý Việt Nam. Thực tế, lúc này Việt Nam đang trong giai đoạn chiến tranh quyết liệt, và chính thể Quốc Gia Việt Nam được xem là “bù nhìn” vì các quyết định quan trọng lớn nhỏ của Quốc gia Việt Nam đều từ Phủ Cao ủy Cộng hòa Pháp, một cơ quan tương đương với Phủ Toàn Quyền trước năm 1945.
Người đứng đầu Quốc Gia Việt Nam là quốc trưởng Bảo Đại, thủ tướng chính phủ là Trần Văn Hữu. Dưới đây là một số hình thủ tướng Trần Văn Hữu trong một buổi phát gạo, trao tiền cho người nghèo tại một ngôi chùa:
Một số hình ảnh buôn bán hàng rong, vỉa hè khu vực xung quanh Chợ Cũ (đại lộ Charner, Somme, Chaigneau, nay là Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Tôn Thất Đạm):
Góc đường Pjhur Kiệt – Somme:
Hình ảnh xe ngựa ở gần sông Sài Gòn, đoạn đầu đại lộ Somme (sau 1955 là Hàm Nghi). Đoạn đường này sau đổi tên thành Bến Bạch Đằng:
Hình ảnh cảnh sát quốc gia tại bót cảnh sát nằm phía sau Nhà hát Sài Gòn.
Một số hình ảnh trước kinh Phó Soái cũ trên đường La Grandiere (sau 1952 là đường gia Long, sau 1975 là đường Lý Tự Trọng):
Năm 1952, nơi này được quốc trưởng Bảo Đại đặt tên thành Dinh Gia Long. Còn lúc hình ảnh này được chụp, đây là trụ sở của Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Phần.
chuyenxua.net biên soạn