Điện Cần Chánh ở kinh thành Huế là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn.
Điện Cần Chánh là ngôi điện quan trọng nhất nằm bên trong Tử Cấm Thành, và xếp thứ 2 (sau điện Thái Hòa) trong số những cung điện quan trọng nhất của triều Nguyễn bên trong Kinh thành Huế.
Những ngôi điện quan trọng nhất bên trong Hoàng thành Huế, đầu tiên kể tới là điện Thái Hòa, nằm bên trong Đại Nội (phía trước Tử Cấm Thành), là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Từ điện Thái Hòa, qua Đại Cung Môn để vào bên trong Tử Cấm Thành sẽ gặp đầu tiên là điện Cần Chánh, nơi vua thiết triều, rồi sau đó mới tới Điện Càn Thành – nơi ở của vua (tư cung). Sau điện Càn Thành là tới Điện Khôn Thái – nơi ở của Hoàng Hậu (hoặc Hoàng quý phi). Ngôi điện nằm sau cùng, cũng là điện được xây sau cùng, là điện Kiến Trung, được vua Khải Định cho xây năm 1921 để năm nơi sinh hoạt, giải trí của vua. Tất cả các cung điện kể trên đều cùng bị phá hủy đầu năm 1947.
Sau đây là 1 số hình ảnh quý hiếm bên trong điện Cần Chánh. Nói là quý hiếm vì nó đã không còn nữa, đã bị đốt cháy đầu năm 1947.
Vào năm 1913, một quan chức người Pháp là Robert R. de la Susse có dịp vào thăm điện Cần Chánh đã mô tả những bảo vật được trang hoàng trong điện như sau:
“Phía trước ngai vàng là một dãy bàn nhỏ hình chữ nhật, chân rất cao. Cái bàn ở giữa làm bằng gỗ mun và chạm trổ thật hoàn mỹ. Cái thứ hai được sơn son thếp vàng, mặt bàn bằng đá cẩm thạch, mua về từ Paris. Lại có một cái bàn khác nữa giống đúc như thế nhưng do người Việt Nam đóng và trang trí bằng cẩn xà cừ.
Ở 2 bên chính doanh, có 6 cái tủ gỗ chạm, chứa đựng những bảo vật quí nhất trong nước, có giá trị vô lượng. Đó là những bảo tỷ bằng vàng khối, trong đó có một cái nặng đến 18kg: những lá cờ lệnh bằng lụa của các tùy tướng thời Gia Long; những đồ bằng ngọc có giá trị đặc biệt; những sắc phong bằng lụa màu vàng do các Hoàng đế Trung Hoa ban cấp hồi xưa; các bộ Ngọc điệp của Hoàng tộc. v.v…
Ở cuối điện treo 4 bức trướng làm sáng hẳn những vách gỗ màu đen. Hai bức ngoài cũng mang hai chữ “Phúc” và “Thọ” rất lớn, do vua Thiệu Trị ngự bút vào năm 1843… Ở gần đó dựng hai tấm gương soi lồng trong khung gỗ chạm rất xưa và những cái chuông lớn bằng đồng dùng để đánh mà báo giờ.
Trong điện cũng trang hoàng rất nhiều đồ sứ. Trên cái bàn gỗ mun là hai món đồ sứ đẹp nhất trong Hoàng cung Huế. Đó là hai cái độc bình cao 45cm thời Khang Hy, nền xanh và trắng, được trang trí một để tài rất sinh động bằng nhiều màu sắc khác nhau, với những nét vẽ rất thanh nhã.
Ở gian bên phải có hai cái ché lớn, cao 80cm và dẹp, làm từ thời nhà Minh. Ở trước gian giữa còn có hai cái ché lớn màu lục nhạt, cao 90cm, trang trí chữ Hán và một số hình ảnh khác, cũng thuộc loại có giá trị đặc biệt.
Có thể xem dây như một Bảo tàng độc đáo vì nét dị biệt, sự chọn lọc và tính phong phú của các bảo vật”.
Sau đây là mô tả chi tiết Điện Cần Chánh qua tài kiệu xưa:
Đây là công trình kiển trúc bằng gỗ, giữ một vai trò quan trọng trong sinh hoạt của triều dinh và Hoàng gia.
Chức năng chính của điện Cần Chánh là nơi các vua triều Nguyễn làm việc hàng ngày. Ngoài ra, dây cũng là nơi:
– Tổ chức lễ Thường triều mỗi tháng 4 lần vào các ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch.
– Vua tiếp kiến các sứ bộ ngoại quốc hoặc các đại thần đến bái kiến.
– Diễn ra các buổi yến tiệc và ca múa trong những dịp khánh hỷ mang tính guốc gia và Hoàng gia,…
Tuy Tử Cấm thành là khu vực dành riêng cho các sinh hoạt mang tính “thâm cung” hoặc “nội đinh” của Hoàng gia, nhưng trên thực tế, điện Cần Chánh chưa phải là nơi cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Nó vẫn là nơi sinh hoạt chung giữa vua và các triều thần ở một mức độ có giới hạn. Bức bình phong dài giăng ngang sau lưng diện Cần Chánh mới thực sự là chỉ giới ngăn cách sinh hoạt giữa triều dinh và gia dinh nhà vua.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, điện Cần Chánh được thi công trong 11 tháng, kể tử tháng 4-1804 đến tháng 3-1805. Sau đó, nó đã được trùng tu vảo các năm 1811, 1827, 1831, 1850.
Vào giữa thế kỷ 19, Nội Các triều Nguyễn đã mô tả diện mạo của điện Cẩn Chánh và một số công trình kiến trúc phối thuộc đại khái như sau:
Nền điện cao 0,97m, chính doanh (nhà sau) 5 gian, tiền doanh (nhà trước) 7 gian, đông tây 2 chất, làm theo kiểu trùng lương trùng thiềm (kiểu kiến trúc nhà kép hai mái trên một nền, nhà nối liền nhau, mái chồng lên mái), hệ thống con-xơn trang trí hình rồng. Mặt trước trang trí bằng pháp lam, ba mặt kia trát vôi vẽ hình. Trên bờ nóc chấp thiên hồ bằng pháp lam. Mát lợp ngói hoàng lưu ly.
Gian giữa đặt ngai vàng, các gian tả hữu treo tranh gương và bản đồ thành trì các tỉnh.
Phía nam có 3 bậc thềm, phía đông và phía tây có 1 bậc thềm, mỗi bậc thềm đều có 2 bậc cấp. Các bậc thểm được xây bằng đá Thanh.
Trước sân đặt 2 cái vạc lớn.
Phía nam các chái dông, tây, có hai cánh hành lang chia ra hai phía tả hữu. Mỗi hành lang có 5 gian, quay mặt về phía nam…
Phía nam của điện là nhà Tả Vu và nhà Hữu Vu, đều có 5 gian 2 chái, đổi diện nhau theo hướng đông tây… Phía nam Tả Vu và Hữu Vu lại có hai cánh hành lang có 9 gian, quay mặt về phía bắc, đều lợp ngói thanh lưu ly”.
Trong lần trùng tu điện Cần Chánh vào năm 1899 dưới thời Thành Thái, nền của nó đã được lát thay bằng gạch hoa, và trong lần trùng tu vào năm 1923 đưới thời Khải Định, bộ sườn gỗ của ngôi điện này đã được sơn son thếp vàng một cách rực rỡ.
Nhìn chung, diện Cẩn Chánh là một công trình kiến trúc đẹp. Nột ngoại thất của nó đều được trang trí rất hoa mỹ và trang hoàng hết sức sang trọng.
Mãi đến tháng 8-1945, khi vua Bảo Đại thoái vị, điện Cần Chánh và tất cả các bảo vật trang hoàng tại đó vẫn còn nguyên vẹn. Ngôi điện này cùng với một số tòa cung điện miếu đường khác trong Hoàng thành và Tử Cấm thành chỉ bị đốt cháy vào đầu tháng 2-1947 trong chiến dịch Tiêu thổ Kháng chiến.
Như vậy, điện Cẩn Chánh đã được xây dựng 2 năm sau khi triều đại nhà Nguyễn bắt đầu, và nó trở thành phế tích cũng hai năm sau khi triều đại ấy cáo chung. Nền móng của nó đã “thi gan cùng tuế nguyệt” gần 1 thế kỷ vừa qua. Trước tinh trạng hoang phế này, mọi người đều xót xa, tiếc nuối. Công trình này đang được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế có kế hoạch phục dựng với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng.
Cuối năm 2023, báo Tuổi Trẻ đưa tin các nhà nghiên cứu văn hóa Huế vừa mới phát hiện bức tranh từng treo trong điện Cần Chánh (hình bên trên) hiện nay còn nguyên vẹn, đang được treo ở khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học Huế (trước 1975 là Viện Đại Học Huế) có tên là “Trì lưu liên phảng”, vẽ cảnh ba chiếc thuyền nhỏ đang lướt đi trên mặt sóng. Đây là 1 trong rất nhiều bức tranh được treo trên các cột bên trong điện Cần Chánh như có thể thấy trong hình bên trên.
Bức tranh cao khoảng 120cm, khung tranh được chạm năm con rồng năm móng vờn mây (tượng trưng cho uy quyền của nhà vua). Trên bức tranh có chạm một bài thơ, được xác định là ngự chế của vua Thiệu Trị, niên đại vào năm 1845.
Sau khi điện Cần Chánh bị đốt cháy hoàn toàn năm 1947, may mắn là một vài quý vật bên trong điện, bằng một cách nào đó, không bị hủy hoại mà được lưu giữ lại, trong đó có bức tranh này. Năm 1957, viện Đại Học Huế được thành lập, tổng thống Ngô Đình Diệm đã trao tặng lại bức tranh này, và nó được lưu giữ ở đó cho tới tận ngày nay. Dù vậy, tất cả các lãnh đạo của trường hiện nay không hề biết răng bức tranh quý này từng được treo bên trong điện Cần Chánh – trung tâm quyền lực của triều đình Huế.
Như đã nói tới, vào tháng 2 năm 1947, cùng với tất cả các cung điện khác nằm bên trong Từ Cấm Thành, điện Cần Chánh (cùng với điện Càn Thành, điện Khôn Thái, điện Kiến Trung) đều bị phá hủy. Hầu hết báo chí sau này đều nói chung chung rằng các cung điện trong Tử Cấm Thành thuộc Kinh thành Huế đã “bị phá hủy trong chiến tranh”, có nơi nói rõ hơn thì viết: “…bị đốt cháy tháng 2 năm 1947 trong chiến dịch Tiêu thổ kháng chiến…” như trong cuốn Quần Thể Di Tích Huế (Phan Thuận An – NXB trẻ 2005) sau đây:
Nhắc tới Tiêu thổ kháng chiến, thì hầu như ai cũng biết lực lượng đã tiến hành nó chính là Việt Minh, bắt đầu từ cuối năm 1946 khi Pháp quay lại tái chiếm Việt Nam (trước đó Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương, rồi Nhật lại thua trận trong thế chiến, nên tình hình Đông Dương thời điểm đó vô cùng hỗn loạn).
Trên báo QĐND có bài báo nói rõ về tiêu thổ kháng chiến như sau:
Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, để đối phó với kẻ địch vượt trội về lực lượng, vũ khí, trang bị, Chủ tịch nước VNDCCH đã kêu gọi toàn dân thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Đây là biện pháp được tiến hành khi quân địch có sức tấn công mạnh, bằng cách tự triệt phá nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình kiên cố, kho tàng, cơ sở vật chất không di chuyển được… nhằm ngăn chặn bước tiến và không cho địch lợi dụng làm đồn, bốt…
Thực hiện chiến lược “tiêu thổ kháng chiến”, những ngày đầu kháng chiến tuy còn không ít hạn chế do thiếu kinh nghiệm về mặt chỉ đạo, tổ chức nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân với ý chí “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Trở lại với bức tranh treo trong điện Cần Chánh nay được lưu giữ ở Khoa lịch sử trường Đại học Khoa Học Huế đã nhắc tới. Theo đại diện của khoa lịch sử của trường Đại học này, nơi lưu giữ hai bức tranh quý nói trên là không gian trưng bày hiện vật phục vụ công tác giảng dạy sinh viên của khoa lịch sử.
Hiện nay không gian này đang không đủ điều kiện để bảo vệ hiện vật, đặc biệt sau thông tin bức tranh đang treo ở khoa từng treo trong điện Cần Chánh. Vị đại diện này cũng cho biết là trước đây không rõ nguồn gốc xuất xứ cụ thể của hai bức tranh nói trên là từ đâu, chỉ biết nó là đồ ở trong cung cấm triều Nguyễn xưa.
chuyenxua.net biên soạn