Trong số những nam danh ca nhạc trữ tình đã thành danh trước 1975, Sĩ Phú là người nhận được sự mến mộ của đông đảo khán giả, đặc biệt là khán giả nữ, không chỉ vì giọng hát ấm áp, mà còn ở dáng người cao, điển trai và hiền lành của ông. Có lẽ cũng vì vậy mà đời sống tình cảm của ông không được êm đềm như bao người mà trải qua nhiều sóng gió bởi số phận đẩy đưa. Những câu chuyện sau đây được ghi lại dựa theo lời kể của chính người trong cuộc, hoặc của người thân bên cạnh nam danh ca Sĩ Phú lúc sinh thời.
Chuyện tình đầu đến với Sĩ Phú khi ông học tại Đại Học Khoa Học và có dịp gặp gỡ, làm quen với cô tiểu thư tên Thuỳ, lúc đó đang là nữ sinh đệ nhất cấp. Tình yêu sớm gặp những giông tố vì sự ngăn cản của gia đình cô gái. Anh trai của Thùy đã thẳng thắn nói với Sĩ Phú rằng cô là cành vàng lá ngọc trong nhà nên muốn tìm một người xứng đáng hơn, môn đăng hộ đối, không thể gả cho một anh sinh viên nghèo. Đau đớn trước sự thẳng thắn của người anh, Sĩ Phú quyết định từ bỏ tình cảm, tránh mặt cô gái, tự hứa với lòng sẽ không bao giờ qua lại, quen biết với những cô nàng tiểu thư cao sang nữa.
Câu chuyện này được chính Sĩ Phú kể lại cho người bên cạnh ông những năm cuối đời là NL, và được NL ghi lại trong hồi ký.
Học xong đại học, danh ca Sĩ Phú ra trường đi dạy một thời gian rồi vào quân đội và trở thành một sĩ quan không quân khi vừa tròn 22 tuổi.
Theo bài viết của NL ghi lại lời kể của Sĩ Phú, trong một lần lái xe jeep tới cổng doanh trại, ông dừng xe nhường đường cho một phụ nữ đang loay hoay băng qua đường cùng hai đứa bé, một đứa còn rất nhỏ phải ẵm trên tay, đứa kia thì cũng mới chỉ chừng 2 tuổi. Dáng vẻ tất bật, lam lũ, nhưng gương mặt rất quen của người phụ nữ khiến Sĩ Phú giật mình, bởi đó chính là Thuỳ, mối tình đầu thơ dại, cô nàng đài các năm nào.
Sau khoảnh khắc bất ngờ tột độ và xúc động, Sĩ Phú chồm người ra cửa xe và gọi tên người xưa. Người phụ nữ nghe gọi tên mình thì quay lại nhìn rồi lại vội vã quay đi, kéo đứa trẻ băng nhanh qua đường, không nói gì.
Hoàn cảnh đó của Sĩ Phú cũng không khác gì trường hợp của thi sĩ Phạm Văn Bình nhắc đến bài thơ Chuyện Tình Buồn đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc nổi tiếng, và gắn liền với giọng hát của chính danh ca Sĩ Phú:
Năm năm rồi không gặp
Từ khi em lấy chồng
Anh dặm trường mê mải
Đời chia hai nhánh sông
Anh một đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng
Chiều hắt hiu xóm đạo
Hồi chuông giáo đường vang
Click để nghe Sĩ Phú hát Chuyện Tình Buồn
Ngoài Chuyện Tình Buồn, danh ca Sĩ Phú còn trình bày thành công một ca khúc khác cũng có chuyện tình rất giống hoàn cảnh của chính mình, đó là bài Tương Tư 4 của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân:
Phải chi em đừng có chồng, và anh còn đơn côi
Thì giờ đây em đâu buồn, anh đâu sầu, đâu lo lắng, đâu phân vân
Click để nghe Sĩ Phú hát Tương Tư 4 trước 1975
Đó là khi ông đã có vợ nhưng cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, rồi đã có liên hệ tình cảm với nữ ca sĩ Kim Loan.
Từ năm 1963 cho đến 1965, Sĩ Phú được gửi qua Hoa Kỳ 3 lần để học lái trực thăng và các lớp huấn luyện quân sự khác.
Năm 1965, khi vừa trở về nước, ở tuổi còn rất trẻ, Sĩ Phú lập gia đình với một phụ nữ tên là Chi, lớn hơn ông 6,7 tuổi và rất mê giọng hát ấm áp và vẻ hào hoa của ông. Sau này, Sĩ Phú cho biết ông như là bị rơi vào một hố sâu, muốn thoát ra, nhưng vì con, với trách nhiệm làm cha nên tình cảm vẫn bị dây dưa một thời gian dài.
Đến năm 1969, Sĩ Phú trải qua cuộc tình với ca sĩ khả ái Kim Loan, dù thời gian không dài nhưng cũng để lại những ấn tượng đậm sâu. Từ trước đến nay, đã có nhiều lời đồn đoán, không ít người nghi ngờ về tính xác thực của chuyện tình này vì Kim Loan và Sĩ Phú như là đến từ 2 thế giới hoàn toàn khác biệt nhau.
Tuy nhiên, theo hồi ký của NL, người sống cùng Sĩ Phú những năm cuối đời, thì chuyện tình đó có thực, được chính nam danh ca xác nhận. Ngoài ra thì gần đây, trong chương trình Bước Chân Dĩ Vãng của Jimmy TV, nữ ca sĩ xinh đẹp Kim Loan đã thừa nhận rằng danh ca Sĩ Phú chính là mối tình đầu của mình. Cũng xuất phát từ mối quan hệ này mà đã có tin đồn về “vợ bé của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” đã được báo chí lá cải thời đó thêu dệt, và đến nay vẫn còn nhiều dư âm.
Theo ca sĩ Kim Loan kể lại thì sau khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật, cô thường xuyên được xuất hiện trên truyền hình kể từ cuối thập niên 1960.
Kim Loan được xem là một trong những nữ ca sĩ khả ái nhất của làng nhạc Sài Gòn khi ấy, và hình ảnh của cô trên sóng truyền hình đã gây ấn tượng mạnh đến Sĩ Phú. Từ sau đó, nam danh ca Sĩ Phú tìm cách liên lạc và bắt chuyện với Kim Loan, mời cô hát trong các buổi diễn của ngành không quân. Vì cùng là những người hoạt động nghệ thuật nên họ nhiều dịp gặp nhau, nhưng vì mẹ của Kim Loan rất khó tính, luôn theo “bảo vệ” con gái rất kỹ nên họ ít có dịp nói chuyện trực tiếp với nhau, chủ yếu là tâm tình qua điện thoại hàng đêm.
Ca sĩ Kim Loan kể lại rằng mẹ của cô thường ngủ lúc 10h tối, sau thời điểm đó thì cô nói chuyện điện thoại với Sĩ Phú đến tận 2-3 giờ sáng suốt trong nhiều tháng liền. “Mối tình điện thoại” này bị phát giác và cha mẹ của Kim Loan nhất quyết phản đối. Gia đình của nữ ca sĩ rất khá giả, họ không muốn có chàng rễ là một quân nhân quanh năm sống xa nhà, lại là nghệ sĩ thường mang tiếng “đa tình”.
Ngoài ra, chính Kim Loan kể lại rằng mẹ của cô cũng không muốn con gái lấy chồng quá đẹp trai như Sĩ Phú, thậm chí cha của Kim Loan cũng dọa từ mặt nếu cô vẫn tiếp tục mối quan hệ này.
Phẫn uất với sự phản đối của cha mẹ, Kim Loan nói rằng cô quyết định rời bỏ hào quang sân khấu để rời Sài Gòn, nhờ người cậu đưa sang Tây Đức học về sư phạm, với ý định là muốn có một nghề nghiệp ổn định để tự nuôi sống bản thân và được sống theo ý muốn của mình, được tự quyết định cưới người mà mình yêu. Vì vậy Kim Loan dự kiến chỉ đi học trong 2 năm rồi về nước, tuy nhiên khi sang Đức, với sự mai mối của gia đình, cô lấy chồng là một bác sĩ vào cuối năm 1970 và định cư luôn tại đây, bỏ lại mối tình dang dở với Sĩ Phú.
Sự ra đi vội vã của ca sĩ Kim Loan (rời Sài Gòn để sang nước Đức), rời bỏ sân khấu ca nhạc đột ngột đã làm cho người ta đồn đoán là vì cô bị vướng vào vụ bê bối tình ái với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nên được sắp xếp đi “lánh nạn” ở Đức. Báo chí đối lập với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã thêu dệt nên những câu chuyện ly kỳ để hạ bệ uy tín của tổng thống, nên có rất nhiều người đã tưởng đó là chuyện thật, dù người trong cuộc đã có lần đính chính.
Lúc sinh thời, danh ca Sĩ Phú cũng đã nhiều lần muốn “minh oan” cho Kim Loan, nên trước khi qua đời ông đã nhờ lại người bạn đời của mình làm công việc đó. Người ở bên cạnh chăm sóc Sĩ Phú những năm cuối đời là NL đã ghi lại trong hồi ký, thuật lại nguyên văn lời của Sĩ Phú như sau:
“Cô ấy khônɡ ᴄó ɡì νới ônɡ Thiệᴜ hết. Tin đồn bà Thiệᴜ ɡhеn νì ᴄô ᴄó ᴄᴏn νới ônɡ Thiệᴜ, ɾồi tốnɡ ᴄô qᴜa bên Đứᴄ là một ᴄhᴜyện hᴏàn tᴏàn bịa đặt. Cô là một nɡười ρhụ nữ ɾất tốt. Từ ᴄái thᴜở νừa biết yêᴜ, ᴄô đã đеm lònɡ yêᴜ thươnɡ anh (tứᴄ Sĩ Phú) tha thiết.
Nɡay ᴄả tɾᴏnɡ nɡày sinh nhật 21 tᴜổi, ᴄô bất ᴄhấρ tất ᴄả dư lᴜận, lᴜôn ᴄả ɡia đình, để ᴄônɡ khai biểᴜ lộ tình yêᴜ ᴄủa ᴄô ᴄhᴏ anh. Nhưnɡ anh lúᴄ nàᴏ ᴄũnɡ ᴄhỉ xеm ᴄô ấy là một nɡười bạn tốt. Đúnɡ nɡhĩa một nɡười bạn, khônɡ hơn khônɡ kém. Vừa mới lớn lên, νừa biết yêᴜ, ᴄô ấy đã yêᴜ thươnɡ anh ᴄhᴏ đến lúᴄ ᴄó ᴄhồnɡ, thì ɡiờ đâᴜ mà ᴄó dư ᴄhᴏ ônɡ Thiệᴜ? Ônɡ Thiệᴜ ᴄhưa baᴏ ɡiờ ᴄó mặt tɾᴏnɡ ᴄᴜộᴄ đời Kim Lᴏan, kể ᴄả tɾᴏnɡ đầᴜ óᴄ ᴄủa Kim Lᴏan nữa. Ônɡ Thiệᴜ khônɡ ᴄó một dính dánɡ nàᴏ νới Kim Lᴏan ᴄả.
Gia đình ᴄô ấy khônɡ mᴜốn ᴄô lấy anh, νì ᴄhê anh là ᴄa sĩ, nɡhệ sĩ, nɡhèᴏ, sợ ᴄô ấy sẽ sa nɡã νới anh, nên họ mới tìm ᴄáᴄh tốnɡ ᴄô đi qᴜa bên Tây Đứᴄ. Họ nhờ một ᴄựᴜ sĩ qᴜan Khônɡ Qᴜân mà anh biết, đanɡ sốnɡ bên Tây Đứᴄ, lᴏ liệᴜ ɡiấy tờ để xin ᴄhᴏ ᴄô đượᴄ đi dᴜ họᴄ. Saᴜ khi đến nơi đến ᴄhốn, mọi ᴄhᴜyện êm xᴜôi, nhờ ᴄó một sự mai mối nàᴏ đó, ᴄô lấy ᴄhồnɡ, một báᴄ sĩ, sự νiệᴄ ấy ᴄũnɡ ᴄhỉ là một diễn tiến bình thườnɡ mà thôi. Em đừnɡ baᴏ ɡiờ nɡhĩ ᴄô ấy là bồ ônɡ Tổnɡ Thốnɡ Thiệᴜ như baᴏ nhiêᴜ nɡười kháᴄ đã nɡhĩ, ᴏan ᴄhᴏ ônɡ Thiệᴜ νà ᴄô ấy lắm!
Em ᴄó biết khônɡ, đêm ᴄᴜối ᴄùnɡ tɾướᴄ nɡày lên máy bay sanɡ Tây Đứᴄ, ᴄô ᴄó mời anh đến nhà ɾiênɡ ᴄủa ᴄô, một mình νới anh, ᴄô tỏ tình νà mᴜốn làm nɡười yêᴜ ᴄủa anh tɾᴏnɡ đêm ấy. Khi thân ᴄận ɡần ɡũi, anh mới khám ρhá ɾa ɾằnɡ, ᴄô ấy ᴄòn tɾinh tɾắnɡ, anh biết ᴄhắᴄ ᴄhắn như νậy!
Anh νỡ lẽ, anh bối ɾối, nhưnɡ anh mừnɡ ᴄhᴏ ᴄô ấy. Vì biết ɡiá tɾị ᴄủa ᴄô như νậy, nên anh lại ᴄànɡ mᴜốn ɡìn ɡiữ νà tɾánh xa để ᴄhᴏ ᴄô ɾa đi. Anh khônɡ dám ᴄhạm νàᴏ nɡười Kim Lᴏan tɾᴏnɡ đêm ấy nữa, anh sợ lắm. Vị báᴄ sĩ – ᴄhồnɡ ᴄô ấy là nɡười biết ɾõ ɡiá tɾị ᴄủa νợ mình hơn ai hết. Thế еm ᴄó baᴏ ɡiờ nɡhе anh ta thanh minh νề ᴄhᴜyện nɡười νợ ᴄủa anh ta νới ônɡ Thiệᴜ khônɡ? Anh ta khônɡ ᴄần ρhải làm ɡì hết. Giá tɾị ᴄủa Kim Lᴏan là ở nhữnɡ ɡì nɡᴜyện νẹn ᴄô để dành ᴄhᴏ nɡười ᴄhồnɡ ᴄô ấy, ᴄhứ đâᴜ ρhải dᴏ ở ᴄửa miệnɡ ᴄủa nɡười đời đâᴜ еm. Chính νì νậy, mà anh ρhải nói lên nhữnɡ lời này νới еm, nhân thế đã bôi nhọ ᴄô, ᴄô ấy bị ᴏan νô ᴄùnɡ. Baᴏ nhiêᴜ năm nay, baᴏ nhiêᴜ nɡười đã nói ᴏan ᴄhᴏ ᴄô ᴄũnɡ ᴄhỉ νì nhữnɡ lời đồn νô ᴄăn ᴄứ. Anh là nɡười dᴜy nhất biết đượᴄ sự thật νề ᴄô ấy, nɡᴏài ᴄhồnɡ ᴄô.”
Như vậy, theo lời Sĩ Phú thì việc Kim Loan đột ngột sang Đức không phải là để “lánh nạn” vụ bê bối với tổng thống, mà cô bị gia đình ép ra đi để quên đi mối tình với chàng sĩ quan nghèo Sĩ Phú. Có lẽ là Kim Loan ngậm ngùi chấp nhận ra đi và dự định trở về sau 2 năm, nhưng tại Đức cô lại được gia đình mai mối để lấy chồng, từ đó chấm dứt mối tình của đôi nghệ sĩ Kim Loan – Sĩ Phú được đánh giá là rất đẹp đôi. Sau này, khi Sĩ Phú ở trên giường bệnh, Kim Loan đã đến thăm trước khi ông qua đời không lâu.
Cuộc tình tiếp theo của Sĩ Phú là từ năm 1976, khi ông đã sang hải ngoại và được mời hát trong một chương trình văn nghệ mừng Tết ở San Diego. Cùng tham dự hội chợ Tết này còn có một số nghệ sĩ khác như Khánh Ly, Trung Hành, Quang Minh, Đoàn Thanh Tuyền, ban nhạc New Life với Trung Nghĩa và 2 “con mèo” Kim Anh và Uyên Ly (trong ban tam ca 3 Con Mèo nổi tiếng trước 1975).
Trong lần diễn chung này, Sĩ Phú và Uyên Ly nảy sinh tình cảm và sống chung với nhau như vợ chồng tại vùng Los Angeles, nhưng không làm hôn thú. Năm 1978, Sĩ Phú và Uyên Ly có với nhau một con gái mang tên Lisa Nguyễn Ngọc Tuyền vào năm 1978. Sĩ Phú đã dồn tất cả sự thương yêu của mình vào đứa con gái này bằng cách săn sóc và dạy dỗ rất tận tình. Sự thương yêu trẻ thơ của Sĩ Phú còn được dành cho cả con riêng của Uyên Ly, người mà ông xem không khác gì con ruột.
Nhưng một sự cố đau thương đã xảy đến khi Lisa bất ngờ qua đời vào năm 1983 khi mới 5 tuổi vì một tai nạn bí ẩn ở trường học. Có thể Lisa đã bị ngã trước đó mà gia đình không hay biết. Tối hôm đó, Lisa tạm biệt Sĩ Phú đi ngủ, nhưng sáng hôm sau thì đã không còn thở nữa. Đó là một biến cố đau buồn nhất trong cuộc đời của Sĩ Phú.
Trước khi sự việc này xảy ra, cuộc sống hôn nhân của Sĩ Phú và Uyên Ly vốn đã có những rạn nứt, nhưng vì người con gái Lisa đẹp như một thiên thần kia, họ vẫn chung sống với nhau. Sự ra đi của Lisa để lại một chấn động tâm lý nặng nề trong lòng Sĩ Phú, ông đã chán nản và buồn bã đến cùng cực và quyết định rời xa Uyên Ly để đến San Jose nhận công việc mới, không còn thiết tha gì đến việc ca hát nữa.
Vì trước đó họ không làm hôn thú nên cuộc chia tay cũng diễn ra âm thầm. Vẻ bề ngoài thì họ vẫn là vợ chồng, nhưng thỉnh thoảng thì Sĩ Phú mới đến thăm Uyên Ly như là một người bạn bình thường.
Sang đến năm 1987, Sĩ Phú gặp một người phụ nữ tên Châu và sống chung, nhưng sau đó cũng chia tay sau khoảng 5 năm. Bà Châu được mô tả là một người rất tháo vát, thương yêu và chăm sóc cho Sĩ Phú. Nhưng sau một vài năm, vì có những quan niệm sống trái ngược, nên họ đành xa nhau.
Sĩ Phú là một người đẹp trai, cao lớn, rất hào hoa và có không ít phụ nữ vây quanh, nhưng sau này ông thừa nhận rằng những người phụ nữ đến với ông bằng tình yêu đích thực chỉ có Uyên Ly, bà Châu, và người sau cùng là Ngọc Lan (không phải ca sĩ Ngọc Lan).
Những năm cuối đời, Sĩ Phú dời xuống Orange County định cư, là nơi có rất nhiều người Việt. Tại đây ông gặp gỡ với người phụ nữ tên Ngọc Lan và sống chung cho đến khi ông qua đời năm 2000. Ngọc Lan chính là người bên cạnh để tận tình chăm sóc Sĩ Phú khi ông bị bạo bệnh, và cũng là người được ông ủy quyền quản lý quỹ Sĩ Phú Foundtion sau khi ông ra đi. Số tiền từ quỹ này sẽ được gửi về giúp đỡ các con của Sĩ Phú còn ở Việt Nam, cũng như để giúp các công tác từ thiện như lời dặn dò của Sĩ Phú trước khi nhắm mắt lìa đời…
Đông Kha – chuyenxua.net