Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không những là một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà sản xuất âm nhạc và quản lý văn hoá văn nghệ, ông còn có công phát hiện và đào tạo ra 2 nữ danh ca nhạc vàng nổi tiếng: Giao Linh và Thanh Tuyền.
Những câu chuyện dưới đây được tổng hợp từ chính lời kể của người trong cuộc.
GIAO LINH
Vào một buổi sáng chủ nhật của năm 1965, tròn 55 năm trước, tại nhà của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ở trên đường Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trong Tuyển), nhạc sĩ Thu Hồ đã dẫn đến một cô bé gầy gò ốm yếu vừa mới tròn 16 tuổi, tên là Đỗ Thị Sinh. Nhạc sĩ Thu Hồ nhờ Nguyễn Văn Đông xem xét giọng hát của cô xem có thể thu nhận được vào hãng dĩa hay không.
Khi cả 3 vào trong nhà, nhạc sĩ Thu Hồ mở lời: “Đây là cô bé mà em có thưa với anh hôm trước. Em thấy cô ấy có giọng ca rất truyền cảm đầy triển vọng. Em nghĩ nếu được anh thu nhận vào hãng dĩa Continental của anh, thì sự thành danh của cô ấy sẽ không là vấn đề nữa. Nên hôm nay em đưa cô ấy đến gặp anh”.
Ấn tượng ban đầu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đối với Đỗ Thị Sinh (sau này là ca sĩ Giao Linh) không được tốt. Cô gái 16 tuổi cứ ngồi im lặng, không nói năng gì dù được ông Nguyễn Văn Đông gợi chuyện nói để dò xét năng khiếu âm nhạc. Sau này, Giao Linh thổ lộ rằng lúc đó cô ngồi im không cười không nói vì run quá. Lúc đó nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã là một nhạc sĩ lớn, và một sĩ quan cấp tá, có nét mặt nghiêm nghị, vì vậy có thể đã làm “át vía” một cô gái nhà quê thấp bé.
Tuy không ấn tượng gì lắm, nhưng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn trao cho Giao Linh một cơ hội thử giọng tại phòng thu Continental do ông làm giám đốc. Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nói rằng ông sửng sốt vì được chứng kiến một giọng hát khoẻ khoắn, vượt qua quãng 8 một cách dễ dàng. Nguyễn Văn Đông và hãng dĩa Continental quyết định ký hợp đồng với Giao Linh, lên chưa trình để đào tạo thành ca sĩ, nhưng ông không quên nhắc cô gái rằng: Dù được ký hợp đồng nhưng có nổi tiếng hay không là còn do tài năng riêng. Ông chỉ hướng dẫn về kỹ thuật, còn chất giọng là do thiên phú…
Sau khi ký hợp đồng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông giao cho nhạc sĩ Ngọc Sơn kèm cặp thêm cho Giao Linh, và chỉ chưa đầy 1 năm sau, giọng hát Giao Linh được rất nhiều người biết đến qua các bản thu âm trong dĩa nhựa Continental, sánh vai với các đàn chị đã nổi tiếng trước đó nhiều năm. Tròn 55 năm qua, tiếng hát Giao Linh vẫn đứng vững trong lòng người hâm mộ như là một huyền thoại của nhạc vàng.
Ngoài Giao Linh thì ca sĩ Thanh Tuyền cũng đã thành danh nhờ sự phát hiện, đào tạo của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
Vào năm 1964, khi ông đi nghỉ dưỡng ở Đà Lạt thì được bạn bè ở đài phát thanh tại đây đến thăm, rồi giới thiệu một giọng ca đầy triển vọng, tên là Như Mai, được sinh ra và lớn lên ở vùng đất cao nguyên này. Cô là nữ sinh trường Bùi Thị Xuân, hàng tuần có tham gia hát ở đài phát thanh.
Dịp nghỉ hè năm đó, trường Bùi Thị Xuân tổ chức bế giảng năm học và có mời nhạc sĩ Nguyễn Văn Động đến tham dự. Đến phần văn nghệ, người dẫn chương trình giới thiệu: “Nữ sinh Như Mai xin hát tặng cho khách quý đến từ Sài Gòn”. Cô học sinh trường nữ cất tiếng hát lảnh lót, khoẻ khoắn đầy sức sống của tuổi thanh xuân, âm thanh vang lộng cả sân trường.
Khi dứt bài, Như Mai ngước nhìn nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đầy ẩn ý. Ông đã mời Như Mai đến gặp và nói: Cháu có muốn trở thành ca sĩ không? Cô nữ sinh 16 tuổi vui mừng gật đầu. Sau đó, Nguyễn Văn Đông đã gặp cha mẹ cô bé để bàn chuyện đưa cô về Sài Gòn sinh sống để đào tạo thành ca sĩ, khởi đầu cho một giọng ca huyền thoại hơn 50 năm qua: Thanh Tuyền.
Khi Thanh Tuyền về đến Sài Gòn, thuở ấy vẫn còn là một cô bé tuổi trăng tròn. Còn nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn còn độc thân, ăn cơm chợ, ngủ đơn vị, nên không tiện đưa cô về nhà chăm sóc. Vì vậy ông đã gửi gắm Thanh Tuyền cho gia đình nhạc sĩ Mạnh Phát (cùng vợ là danh ca Minh Diệu) nuôi nấng và dạy nhạc. Chi phí đều do hãng dĩa Continental đài thọ. Cái tên Thanh Tuyền cũng được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đặt cho cô, với ý nghĩa là dòng suối (Tuyền) xanh mát (Thanh) của xứ sở Đà Lạt.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và Continental cũng lên chương trình đào tạo cho Thanh Tuyền, còn đôi nghệ sĩ Mạnh Phát – Minh Diệu luôn kề cận ở bên, có trách nhiệm kèm cặp cho Thanh Tuyền, giống như nhạc sĩ Ngọc Sơn kèm cho Giao Linh.
Chỉ trong vòng 8 tháng sau khi có mặt ở Sài Gòn, giọng hát Thanh Tuyền được thu âm trong dĩa hát và được công chúng đón nhận, lúc đó Thanh Tuyền vừa đúng 17 tuổi. Cô cũng xuất hiện trên sân khấu đại nhạc hội, phòng trà, đài phát thah và được báo chí tán dương.
Có thể nói Thanh Tuyền thành danh, được nuôi nấng và dạy dỗ đều do công sức của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, kể từ khi ông phát hiện, đưa cô về Sài Gòn, lo cho cô mọi mặt về cuộc sống để cô toàn tâm toàn ý luyện tập trở thành một ca sĩ nổi danh.
Tuy nhiên, có một việc ít người biết là có một thời gian Thanh Tuyền phạm một sai lầm làm cho Nguyễn Văn Đông không nhìn mặt cô trong 2 năm trời. Việc này được chính Thanh Tuyền kể lại tại buổi livestream ở trung tâm Thuý Nga hồi năm 2018.
Trung tâm Thuý Nga được thành lập tại Sài Gòn từ khoảng đầu thập niên 1970, sau đó mới phát triển tiếp nối tại hải ngoại. Sản phẩm đầu tiên mà trung tâm Thuý Nga thực hiện tại Sài Gòn chính là băng nhạc Tiếng Hát Thanh Tuyền 1 mà bạn có thể nghe ở bên dưới. Cuốn băng này thành công rực rỡ và đến nay vẫn được người yêu nhạc tìm nghe lại sau 50 năm.
Băng nhạc Thanh Tuyền 1
Lúc đó, Thanh Tuyền là bạn của bà Thuý (vợ của ông Tô Văn Lai, chủ trung tâm Thuý Nga). Khi được bà Thuý ngỏ lời thu một cuốn băng, Thanh Tuyền đã vô tư nhận lời thực hiện cuốn băng Tiếng Hát Thanh Tuyền 1 với Thuý Nga. Điều đáng nói là Thanh Tuyền được đào tạo tại trung tâm Continental từ khi chưa nổi tiếng, và trung tâm này hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện các cuốn băng cho Thanh Tuyền, nhưng đến năm 1971-1972, cô không thu băng với Continental mà làm với trung tâm Thuý Nga. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã trách rằng cô không hỏi ý kiến mà tự mình quyết định việc này.
Nghe lại lời kể của Thanh Tuyền trong buổi trò chuyện
Xin nói thêm về những ngày đầu đi hát của Thanh Tuyền dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Trong hồi ký của mình, ông đã kể lại một câu chuyện rất hy hữu và cảm động như sau:
“Riêng đối ᴠới tôi, ᴠẫn ᴄòn nhớ mãi một kỷ niệm ᴠề ngày khởi đầu đi hát ᴄủa Thanh Tuyền tại Sài Gòn. Theo ᴄhương trình, Thanh Tuyền hát ra mắt lần đầu tiên ở phòng trà Bồng Lai ᴠà ᴠũ trường Quốᴄ Tế đường Lê Lợi Saigon. Tôi đíᴄh thân đi mua son phấn để ᴄho Thanh Tuyền trang điểm khi đi hát. Tôi thật bất ngờ khi biết Thanh Tuyền ᴄhưa từng sử dụng hộp phấn ᴄây son trướᴄ đó. Khi đến giờ trình diễn, tôi đưa Thanh Tuyền đến ᴠiện Thẩm Mỹ, Salon Make Up, nhưng ᴄáᴄ ᴄửa tiệm đều đóng ᴄửa ᴠì trời đã khuya. Quá lo lắng, tôi kéo Thanh Tuyền ᴄhạy men theo đường Lê Lợi mong tìm người quen giúp đỡ. Nhưng không gập đượᴄ ai mà thời gian lại gấp rút nên thầy ᴠà trò đành ngồi bệt ngay trên ᴠỉa hè Lê Lợi. Nhờ ánh sáng đèn đường, tôi đánh phấn tô son ᴄho Thanh Tuyền mà trướᴄ đó, tôi ᴄũng ᴄhưa từng biết gì ᴠề ᴄây son hộp phấn ᴄhanel. Rồi Thanh Tuyền ᴄhạy bay lên lầu phòng trà Bồng Lai để kịp giờ trình diễn, ᴄòn tôi nện gót trên lề đường Lê Lợi, lòng ngập tràn ᴄảm xúᴄ khi tiếng hát Thanh Tuyền ᴄất lên, đánh dấu ngày khởi nghiệp ᴄủa ᴄa sĩ Thanh Tuyền giữa thủ đô Sàigòn hoa lệ.
Đến bây giờ, sau 40 năm ngồi nhớ lại, tôi dám đoan ᴄhắᴄ rằng, đây là người thiếu nữ duy nhất trong đời mà tôi đã kẻ lông mày, “tô son trét phấn” rồi tung ᴄon ᴄhim Sơn ᴄa ᴠào bầu trời bao la, bởi ᴠì ᴄô là… ᴄủa muôn người”.
Tổng hợp