Mời các bạn xem lại bộ ảnh Sài Gòn đầu thập niên 1990 của tác giả Jean-Claude Labbé.
Nhiếp ảnh gia, nhà báo người Pháp là Jean-Claude Labbé được nhiều người gọi là một nhà “Việt Nam học” vì sự dấn thân của ông trong những thời khắc quan trọng của Việt Nam để ghi lại những hình ảnh mang tính lịch sử.
Jean-Claude Labbé đã có mặt ở Sài Gòn từ những ngày tháng 4 năm 1975 để ghi lại giờ phút lâm chung của một chế độ. Ngay sau đó, ông chụp lại cuộc sống Sài Gòn những năm tháng đầu tiên sau ngày thống nhất (1975-1978), đồng thời ông cũng có mặt trên các thuyền viễn dương thời điểm này để ghi lại hình ảnh thương tâm của thuyền nhân Việt Nam trên biển.
Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra thời điểm 1978-1979, nhiếp ảnh gia cũng có mặt ở trận địa để ghi lại những hình ảnh khốc liệt. Đến năm 1983, ông lại có mặt ở Hà Nội để ghi lại rất nhiều những hình ảnh đời thường của tướng Giáp, điều mà không phải nhiếp ảnh gia phương Tây nào cũng làm được.
Gắn bó với Việt Nam một thời gian dài, Jean-Claude Labbé trở thành chàng rễ Việt Nam khi ông cưới cháu gái của giáo sư Hoàng Xuân Hãn.
Thời gian đầu thập niên 1990, ông có chuyến đi xuyên Việt để ghi lại hàng ngàn tấm ảnh Việt Nam, từ thành phố cho đến thôn quê. Ông đã xuất bản 2 tập sách ảnh về Việt Nam, cuốn đầu tiên là Vietnam: La guerre, la terre et les hommes, gồm các hình ảnh của cuộc chiến ông chụp năm 1975. Hai mươi năm sau đó, ông xuát bản tập sách ảnh Vietnam: Intimité, émotions, sensations, với những hình ảnh Việt Nam thời hòa bình, với những người Việt thân thiện.
Những tấm ảnh Sài Gòn sau đây được Jean-Claude Labbé chụp trong 2 năm 1991 và 1994: