Trong cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi 45 năm, nhạc sĩ Minh Kỳ đã để lại cho đời hàng trăm bài hát nổi tiếng và luôn được xem là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975.
Nhạc sĩ Minh Kỳ sinh năm 1930, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, là cháu đời thứ năm của vua Minh Mạng, có vai vế ngang với vua Bảo Đại, và là người con duy nhất của một gia đình khá giả thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn ở Nha Trang.
Nhạc sĩ Minh Kỳ trải qua thời thơ ấu và thời thanh niên tại Qui Nhơn và Nha Trang. Năm 14 tuổi, ông đã được học nhạc ở trường dòng Gagelin (Qui Nhơn), sau đó được gửi đi du học ở Trường Bách khoa Paris. Tại Pháp, ông tiếp tục làm quen với âm nhạc qua sách, rồi được học hàm thụ với trường Ecole Universelle. Ca khúc đầu tay của ông là Chị Hằng, sáng tác năm 1949.
Năm 1952, nhạc sĩ Minh Kỳ lập gia đình ở Nha Trang rồi chuyển vào Sài Gòn năm 1957 làm công chức và hoạt động văn nghệ, sáng tác nhiều nhạc phẩm phù hợp với thị hiếu của đại chúng.
Click để nghe những ca khúc của Minh Kỳ sáng tác được thu âm trước 1975
Năm 1959, nhạc sĩ Minh Kỳ cùng người bạn là nhạc sĩ Lê Dinh thành lập ban tân nhạc Sóng Mới để trình diễn hàng tuần trên đài phát thanh Sài Gòn, giới thiệu những giọng ca nhiều triển vọng chưa được nhiều người biết tới.
Từ giữa thập niên 1960, nhạc sĩ Minh Kỳ kết hợp với nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Anh Bằng để thành nhóm sáng tác huyền thoại thường được gọi là nhóm Lê-Minh-Bằng để cho ra mắt rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng đã trở thành bất tử, và ca khúc đầu tiên mà 3 người cùng hợp tác chính là Đêm Nguyện Cầu phát hành năm 1966.
Khi sáng tác, ngoài nghệ danh Lê Minh Bằng, nhóm nhạc sĩ còn dùng các tên khác như Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ…
Sau đó, nhạc sĩ Minh Kỳ gia nhập lực lượng cảnh sát, trở thành Trưởng ban Văn nghệ Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Tại Nha Cảnh Sát Đô Thành, ông thường xuyên gặp gỡ một sĩ quan cảnh sát khác là nhạc sĩ Hoài Linh và cùng nhau sáng tác ra những ca khúc nhạc vàng đã trở thành bất tử, như Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Biệt Kinh Kỳ, Cánh Buồm Chuyển Bến, Sầu Tím Thiệp Hồng…
Cấp bậc cuối cùng của nhạc sĩ Minh Kỳ là đại úy cảnh sát, sau 1975 ông đi tù ở Trại An Dưỡng, Biên Hòa. Khuya ngày 31 tháng 8 năm 1975, một vụ nổ không rõ lý do trong trại cướp đi sinh mạng của 3 người, trong đó có Minh Kỳ. Ông qua đời để lại vợ và 9 người con, ban đầu được chôn cất sơ sài với một tấm bia viết bằng sơn đỏ dòng chữ “Vĩnh My”, tức Vĩnh Mỹ, tên thật của ông.
Tên tuổi của nhạc sĩ Minh Kỳ gắn liền với những ca khúc nổi tiếng như Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương, Biệt Kinh Kỳ, Tình Hậu Phương, Tình Đời, Xuân Đã Về, Đường Về Khuya, Sầu Tím Thiệp Hồng, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, 5 Cụm Núi Quê Hương… Ngoài ra phải kể đến những ca khúc đặc sắc nhất viết về các thành phố nổi tiếng là Nha Trang, nơi ông sinh ra và lớn lên (với các ca khúc Nha Trang, Nhớ Nha Trang, Người Em Miền Cát Trắng); thành phố Huế, quê nội của ông (các ca khúc nổi tiếng như Mưa Trên Phố Huế, Người Em Vỹ Dạ, Thương Về Xứ Huế) và thành phố Đà Lạt. Những ca khúc bất hủ ca ngợi nhan sắc của Đà Lạt là Má Hồng Đà Lạt, Thương Về Miền Đất Lạnh, Đà Lạt Hoàng Hôn viết chung với Dạ Cầm, tức nhạc sĩ Anh Bằng trong nhóm Lê Minh Bằng.
Nhận xét về nhạc sĩ Minh Kỳ, người bạn thân Lê Dinh kể lại: “Minh Kỳ làm nhạc xuất sắc, nhanh mà hay. Nhưng anh không văn chương, bóng bẩy trong lời ca, không phải anh không làm được mà là sẽ hay hơn nếu nhờ một người khác làm lời…”
Ca sĩ Hoàng Oanh nhận xét: “Nhạc của Minh Kỳ tha thiết, trìu mến. Giai điệu đơn giản, uyển chuyển, dễ đàn và dễ hát. Nét nhạc của ông trong sáng, bình dị.”
Một người học trò trong lớp nhạc Lê Minh Bằng thập niên 1960 kể lại: “Thầy Minh Kỳ cao lớn to con, tính tình thì nóng nảy, thầy có cái oai nên học trò rất sợ và khớp, Nhất là trong phòng thâu thanh, thầy vừa đàn vừa phải quay mặt chỗ khác để học trò đỡ bị khớp.”
Trong cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của mình, nhạc sĩ Minh Kỳ đã để lại cho đời hàng trăm bài hát nổi tiếng và luôn được xem là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975.
Nhạc sĩ Minh Kỳ bắt đầu viết nhạc từ thập niên 1950, thời gian này ông thường hợp tác với thi sĩ Hồ Đình Phương để soạn lời.
Sang thập niên 1960, ông kết hợp với nhiều nhạc sĩ tên tuổi khác để viết nhạc, điển hình là Lê Dinh, Anh Bằng, Hoài Linh, Nguyễn Hiền… để soạn ra rất nhiều ca khúc đã trở thành bất tử, được công chúng yêu mến suốt gần 60 năm qua.
Ngoại trừ ca khúc vui tươi “Xuân Đã Về” – thì hầu hết các sáng tác còn lại của nhạc sĩ Minh Kỳ đều là bài hát có giai điệu buồn thuộc thể loại nhạc bình dân đại chúng. Sau đây xin nhắc lại những ca khúc nổi tiếng nhất của ông:
Những bài hát viết chung với nhạc sĩ Hoài Linh:
Khoảng cuối thập niên 1950, tại Sài Gòn, nhạc sĩ Minh Kỳ gia nhập lực lượng cảnh sát, trở thành Trưởng ban Văn nghệ Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Tại Nha Cảnh Sát Đô Thành, ông thường xuyên gặp gỡ một sĩ quan cảnh sát khác là nhạc sĩ Hoài Linh và cùng nhau sáng tác ra những ca khúc nhạc vàng đã trở thành bất tử sau đây:
Chuyến Tàu Hoàng Hôn
Ca khúc được sáng tác vào đầu thập niên 1960, ca sĩ Hoàng Oanh đã thu âm lần đầu vào dĩa nhựa 45 vòng của Dĩa Hát Việt Nam năm 1963, và bài hát đã có sức sống mãnh liệt trong gần 60 năm qua.
Nội dung bài hát hình ảnh chia tay đầy lưu luyến của một đôi tình nhân trên sân ga vào một buổi chiều hoàng hôn. Nhạc sĩ Minh Kỳ viết trước giai điệu, sau đó nhờ nhạc sĩ Hoài Linh đặt thêm lời, và bài hát này có 2 lời khác nhau, mời bạn nghe cả 2 lời của bài hát ở bên dưới:
Click để nghe Thanh Thuý hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn 1
Click để nghe Giao Linh hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn 2
Biệt Kinh Kỳ – Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ
Trong lời đề tựa bài hát Biệt Kinh Kỳ, 2 nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh đã ghi: “Riêng tặng những chàng trai xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung”.
Click để nghe Mỹ Thể hát Biệt Kinh Kỳ
Sau thành công của ca khúc Biệt Kinh Kỳ, 2 nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh sáng tác thêm một ca khúc có tựa đề tương tự là Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ, viết tiếp lời tâm sự của người trai ra đi. Hai bài này khác nhau hoài toàn, nhưng có nhiều người lẫn lộn với nhau.
Click để nghe Phương Dung và Thanh Phong hát Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ
Năm 1965, nhạc sĩ Minh Kỳ cũng sáng tác thêm 1 ca khúc khác nữa là Từ Giã Kinh Kỳ.
Cánh Buồm Chuyển Bến
Bài hát có nội dung là lời tâm sự về tình yêu của đôi người được thể hiện bằng hình ảnh của thuyền và bến. Cánh buồm mê mải trôi dạt lênh đênh trên sông hồ từ bao năm, rồi một ngày thấy mỏi mệt trên đường dài buồn tênh, cánh buồm muốn chuyển bến để quay về với quê hương, nơi có cây đa, bến cũ, con đò năm xưa vẫn vò võ mong chờ.
Click để nghe Hoàng Oanh hát Cánh Buồm Chuyển Bến
Sầu Tím Thiệp Hồng
Ca khúc này xuất hiện trong những năm đầu tiên mà dòng nhạc vàng bắt đầu được hình thành và ở thời kỳ hưng thịnh nhất hồi thập niên 1960. Gần 30 năm sau đó, bài hát này mới thực sự tạo thành một hiện tượng chưa từng có qua phần thu âm của đôi song ca Giao Linh – Tuấn Vũ ở hải ngoại. Rồi đến 20 năm sau đó nữa (50 năm sau khi bài hát được ra đời), Sầu Tím Thiệp Hồng một lần nữa lại trở thành một hiện tượng ở trong nước, được nhiều người tìm nghe và rất nhiều ca sĩ trẻ cover lại.
Trong danh sách những ca khúc nhạc vàng hay nhất, nổi tiếng và được yêu thích nhất từ trước đến nay, có lẽ là luôn có sự hiện diện của Sầu Tím Thiệp Hồng.
Click để nghe Hà Thanh hát Sầu Tím Thiệp Hồng
Thương Về Xứ Huế
Nhạc sĩ Minh Kỳ mang dòng dõi hoàng tộc triều Nguyễn, là cháu 5 đời của vua Minh Mạng, nên kinh đô Huế luôn có một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác của ông. Bài hát về Huế nổi tiếng nhất của Minh Kỳ là Mưa Trên Phố Huế (lời nhạc của Tôn Nữ Thuỵ Khương, tức nhạc sĩ Lê Dinh), nhưng người ta vẫn nhắc nhiều đến ca khúc Thương Về Xứ Huế, nhạc sĩ Hoài Linh viết lời.
Ca khúc này đã được danh ca Thái Thanh hát trước 1975 với giọng ca thánh thót tuyệt vời:
Click để nghe Thái Thanh hát Thương Về Xứ Huế
Viết chung với nhóm Lê Minh Bằng
Từ giữa thập niên 1960, nhạc sĩ Minh Kỳ kết hợp với nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Anh Bằng để thành nhóm sáng tác huyền thoại thường được gọi là nhóm Lê-Minh-Bằng để cho ra mắt rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng đã trở thành bất tử, và ca khúc đầu tiên mà 3 người cùng hợp tác chính là Đêm Nguyện Cầu phát hành năm 1966.
Khi sáng tác, ngoài nghệ danh Lê Minh Bằng, nhóm nhạc sĩ còn dùng các tên khác như Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ…
Trong những ca khúc ký tên các bút danh này, sự đóng góp của các nhạc sĩ là rất khác nhau, có một số bài do nhạc sĩ Anh Bằng viết chính, 2 nhạc sĩ khác chỉ góp vào một phần. Tương tự, có rất nhiều bài hát do nhạc sĩ Minh Kỳ viết chính, và ký tên là Minh Kỳ + một bút danh khác, thí dụ như là Minh Kỳ – Vũ Chương, Minh Kỳ – Dạ Cầm, Minh Kỳ – Tôn Nữ Thuỵ Khương, Minh Kỳ – Dạ Ly Vũ, Minh Kỳ – Huy Cường, Minh Kỳ – Hồ Tịnh Tâm…
Sau đây là một số sáng tác tiêu biểu trong thời gian nhạc sĩ Minh Kỳ hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng.
Đêm Nguyện Cầu
Đây là sản phẩm đầu tiên của nhóm Lê Minh Bằng, cũng là bài hát mà có sự góp sức của cả 3 nhạc sĩ và ký tên là Lê Minh Bằng.
Ca khúc này thể hiện nỗi đau của quê hương qua những lời nguyện cầu nghẹn ngào vẳng trong đêm dài.
Click để nghe Elvis Phương hát Đêm Nguyện Cầu
Mưa Trên Phố Huế – Người Em Vỹ Dạ
Như đã nói đến ở trên, các ca khúc về Huế là một chủ đề quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ, mà nổi tiếng nhất là 2 ca khúc cùng ký tên là Minh Kỳ – Tôn Nữ Thuỵ Khương. Theo lời của ca sĩ Hoàng Oanh thì Tôn Nữ Thuỵ Khương là một bút danh của nhạc sĩ Lê Dinh.
Click để nghe Hoàng Oanh hát Mưa Trên Phố Huế
Click để nghe Hoàng Oanh hát Người Em Vỹ Dạ
Click để nghe Duy Khánh hát Mưa Trên Phố Huế sau 1975
Đà Lạt Hoàng Hôn – Thương Về Miền Đất Lạnh
Nhạc sĩ Minh Kỳ có nguyên quán ở Huế, quê quán ở Nha Trang, ông đã có nhiều sáng tác dành cho 2 thành phố này. Ngoài ra, có một nơi chốn khác nữa được nhạc sĩ Minh Kỳ dành cho sự yêu mến đặc biệt, đó là Đà Lạt mộng mơ, qua 2 ca khúc hay nhất về vùng đất này: Đà Lạt Hoàng Hôn và Thương Về Miền Đất Lạnh.
Click để nghe Thanh Tuyền hát Đà Lạt Hoàng Hôn
Click để nghe Thanh Tuyền hát Thương Về Miền Đất Lạnh
Cả 2 ca khúc này đều được ký tên là Minh Kỳ – Dạ Cầm, với bút danh Dạ Cầm là nhạc sĩ Anh Bằng.
Click để nghe Hương Lan hát Thương Về Miền Đất Lạnh tại hải ngoại
Ngoài ra, nhạc sĩ Minh Kỳ còn sáng tác 1 ca khúc về Đà Lạt nổi tiếng khác viết cùng với nhóm Lê Minh Bằng, đó là Má Hồng Đà Lạt, được ký tên là Minh Kỳ – Lan Anh. Cả 3 ca khúc Đà Lạt này của nhạc sĩ Minh Kỳ đều được yêu thích qua tiếng hát Thanh Tuyền – một người con của xứ lạnh.
Click để nghe Thanh Tuyền hát Má Hồng Đà Lạt
Tình Đời – Phận Tơ Tằm
Đây là 2 ca khúc được nhạc sĩ Minh Kỳ viết về số phận buồn của người ca sĩ chốn phòng trà năm xưa. Hàng đêm họ xuất hiện rực rỡ trên sân khấu và nhận được biết bao lời vỗ tay ca tụng, nhưng sau màn nhung sẽ những lời dị nghị của người đời vì quan niệm “xướng ca vô loài”. Cả 2 ca khúc này được nhạc sĩ Minh Kỳ viết trong thời gian hợp tác với nhóm Lê Minh Bằng, trong đó Tình Đời được ký tên Minh Kỳ – Vũ Chương, còn Phận Tơ Tằm được ký tên Minh Kỳ – Hồ Tịnh Tâm.
Click để nghe Hùng Cường – Bạch Tuyết hát Tình Đời
Click để nghe Thanh Thúy hát Phạm Tơ Tằm
Về Với Cát Bụi
Ca khúc này được ký chỉ với 1 tên là Minh Kỳ trong tờ nhạc. Tuy nhiên nhạc sĩ Lê Dinh cho biết nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác Về Với Cát Bụi vào cuối thập niên 1960 khi viết chung trong nhóm Lê Minh Bằng.
Thời điểm này nhóm Lê Minh Bằng cũng có sự hợp tác chặt chẽ với hãng dĩa Sóng Nhạc, mang lại những thành tựu rất to lớn không chỉ đối với nhóm Lê Minh Bằng, hãng Sóng Nhạc, mà còn có nhiều đóng góp lớn cho dòng nhạc vàng miền Nam từ năm 1966 đến 1975.
Tuy nhiên trong quá trình hợp tác làm ăn, không tránh khỏi những hiểu lầm và trách móc giữa nhóm nhạc sĩ và ông chủ hãng Sóng Nhạc. Nhạc sĩ Lê Dinh nói rằng một trong những lần như vậy, nhạc sĩ Minh Kỳ đã sáng tác Về Với Cát Bụi, như là một lời nhắc nhở ông giám đốc hãng dĩa trong cách đối xử với anh em, bằng hữu và những người cùng làm việc chung.
Click để nghe Elvis Phương hát Về Với Cảt Bụi
Chuyện Ba Mùa Mưa
Ca khúc này được ký tên là Minh Kỳ – Dạ Cầm, nổi tiếng qua giọng hát Trang Mỹ Dung trước 1975. Trang Mỹ Dung cũng là một học trò xuất sắc của lớp nhạc Lê Minh Bằng khoảng cuối thập niên 1960.
Click để nghe Trang Mỹ Dung hát Chuyện Ba Mùa Mưa
Nội dung của bài hát là một câu chuyện tình buồn trải qua 3 mùa mưa. Năm đầu là cuộc tình đẹp như giấc mộng, yêu nhau như bướm say hoa. Qua đến năm thứ 2 thì cuộc tình dần tàn phai, rồi cuối cùng chia tay nhau vào năm thứ 3.
Thiệp Hồng Báo Tin – Một Chuyến Xe Hoa
Đây là 2 ca khúc của nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác chung trong nhóm Lê Minh Bằng và cùng viết về chủ đề tình yêu tan vỡ vì người con gái lên xe hoa, đó là bài Một Chuyến Xe Hoa (được ký tên Minh Kỳ & Dạ Ly Vũ) và Thiệp Hồng Báo Tin (ký tên Minh Kỳ & Huy Cường).
Click để nghe Giáng Thu hát Thiệp Hồng Báo Tin
Click để nghe Hoàng Oanh hát Một Chuyến Xe Hoa
Bài Một Chuyến Xe Hoa là tâm trạng của cô gái khi giã biệt người yêu để lên xe hoa với người mà cô không yêu. Còn Thiệp Hồng Báo Tin là tâm trạng của chàng trai khi nhận tấm thiệp hồng, tiễn người yêu sang ngang…
Sáng tác chung với nhạc sĩ Lê Dinh
Trước khi bắt đầu hợp tác chung trong nhóm Lê Minh Bằng từ năm 1966, thì nhạc sĩ Minh Kỳ đã hợp tác với nhạc sĩ Lê Dinh từ khoảng đầu thập niên 1960 với nhiều ca khúc nổi tiếng, đặc biệt là chùm ca khúc viết về mùa xuân: Cánh Thiệp Đầu Xuân – Gác Nhỏ Đêm Xuân – Hạnh Phúc Đầu Xuân – Mùa Xuân Gửi Em…
Click để nghe Thanh Thúy hát Cánh Thiệp Đầu Xuân
Click để nghe Giao Linh hát Gác Nhỏ Đêm Xuân
Ngoài ra còn có 2 ca khúc nổi tiếng khác của Lê Dinh và Minh Kỳ sáng tác chung, là 13 Tuổi Lính và Đường Về Khuya.
Click để nghe Phương Dung hát Đường Về Khuya
Nhạc sĩ Minh Kỳ còn viết chung với nhạc sĩ Nguyễn Hiền 2 ca khúc Buồn Ga Nhỏ, Tiếng Hát Học Trò…
Click để nghe Anh Khoa hát Buồn Ga Nhỏ
Click để nghe Thanh Lan hát Tiếng Hát Học Trò
Trong gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sĩ Minh Kỳ còn có hàng trăm sáng tác nổi tiếng khác nữa, trong bài viết nhỏ này chỉ xin nhắc lại những ca khúc tiêu biểu nhất của ông.
Cuối cùng, xin nhắc đến một ca khúc không thể nào thiếu trong những dịp xuân về trong suốt gần 70 năm qua, đó là Xuân Đã Về. Bài hát được nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác năm 1954, thời điểm người dân chuẩn bị đón một mùa xuân tươi vui mới trong khát vọng được hoà bình.
Click để nghe Thanh Lan hát Xuân Đã Về trước 1975
Đông Kha – chuyenxua.net
Ba của Nhạc Sĩ Minh Kỳ là Bửu Cầm, nên anh lấy bút hiệu là Dạ Cầm, tôi không nghe Dạ Cầm là Anh Bằng. Vợ anh Minh Kỳ cũng vừa qua đời. Cả GĐ hiê ở San Jose CA.
Ông Nguyễn Phúc Bửu Cầm sinh năm 1920, còn nhạc sĩ Minh Kỳ sinh năm 1930, thì làm sao có quan hệ cha con được hả bạn? Trong hoàng thất, không có chuyện cùng hệ lại đặt trùng tên như vậy được. Thông tin về ông Bửu Cầm: https://tuoitre.vn/vinh-biet-giao-su-buu-cam-385663.htm
Ba cua nhac si MK là Bưu? Cam^\ do anh . Bưu? Cam ma thoi anh nhe. Con Nguyện Phuc Bưu Cam va vai ve^/ theo hoàng toc la ngang hang voi Vinh My la Minh Ky ma thoi anh . Em khong biet Giao Su Nguyen Phuc Buu Cam la ai, nhung em biet duoc ong noi^. cua em Buu? Cam la ba ruot cua nhac si Minh Ky anh a… va NS Ninh Ky co ten that la Vĩnh My~ … thank you anh
Theo Đế Hệ Thi do vua Minh Mạng đặt ra, thì dòng dõi Hoàng tộc sẽ đặt tên theo chỉ định trước như sau:
Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quý Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương
Tức là Miên, tới Hồng, tới Ưng, tới Bửu, rồi mới tới Vĩnh, không có chuyện Nguyễn Phúc Bửu Cầm lại ngang hàng với Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ.
Ví dụ vua Thiệu Trị tên Miên Tông, sau tới vua Tự Đức là Hồng Nhậm, sau có vua Hiệp Hòa cùng hệ là Hồng Dật. Tới hệ Ưng có tới 4 ông vua cùng hệ là
Dục Đức – Nguyễn Phúc Ưng Chân;
Kiến Phúc – Nguyễn Phúc Ưng Đăng;
Hàm Nghi – Nguyễn Phúc Ưng Lịch;
Đồng Khánh – Nguyễn Phúc Ưng Kỷ.
Bời vì thời kỳ này tứ nghuyệt tam vương, quần thần lộng quyền, Pháp xâm lược, ngôi vua không được truyền từ cha sang con.
Sang đời Thành Thái thì là Bửu Lân, truyền cho con là Vĩnh San thành vua Duy Tân.
Vua Duy Tân bị phế, Pháp lấy vua Khải Định làm vua, quay lại hệ Bửu là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, cùng hệ với Thành Thái. Sau Bửu Đảo là Vĩnh Thụy – vua Bảo Đại.
Như vậy Minh Kỳ cùng hệ với vua Duy Tân và Bảo Đại, còn ông Bửu Cầm cùng hệ với vua Thành Thái, Khải Định
Sau Bảo Đại là thái tử Bảo Long, lấy chữ Bảo trong Đế hệ thi.
Ngày nay, Đế hệ thi dã truyền tới chữ Định, có Nguyễn Phúc Định Lai sinh năm 2012.